Thursday, April 30, 2015

Ngày 30-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Danh Ngôn Thế Giới

2. "The most common way people give up their power is by thinking they don’t have any."Alice Walker

- Người ta thường đánh mất sức mạnh của chính mình bởi vì ý nghĩ mình không có ảnh hưởng gì (TT Giác Đẳng Việt dịch)

Chuyện ngắn - Mẹ và con

Mẹ và con 

Phần 1: Những ngày thơ ấu 

Lúc con mở mắt chào đời. Mẹ ôm con trong vòng tay. Con cám ơn mẹ bằng những tiếng khóc thét lên. Lúc con lên 1, Mẹ bú mướm cho con và tắm rửa cho con mỗi ngày. Con cám ơn mẹ bằng những tiếng khóc quấy suốt đêm dài. Lúc con lên 2, Mẹ dắt con chập chững từng bước đi. Con cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy thật xa khi mẹ cất tiếng gọi con. Lúc con lên 3, Mẹ chăm sóc từng bữa ăn cho con với tất cả tình yêu thương 

Con cám ơn mẹ bằng cách hất tung mọi thức ăn xuống sàn. Lúc con lên 4, Mẹ cho con những cây bút chì màu. Con cám ơn mẹ bằng cách bôi màu lung tung lên bàn ăn. Lúc con lên 5, Mẹ sửa soạn quần áo thật đẹp cho con đi kỳ nghỉ hè. Con cám ơn mẹ bằng cách nhảy tõm vào vũng bùn đầu tiên con gặp

 Lúc con lên 6, Mẹ nắm tay dắt con đến trường. Con cám ơn mẹ bằng cách hét toáng lên " Không đi đâu, không đi đâu". Lúc con lên 7, Mẹ mua cho con một quả bóng để con chơi đùa. Con cám ơn mẹ bằng cách ném bóng vỡ cửa kính nhà kế bên. Lúc con lên 8, Mẹ mua cho con một que kem. Con cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy nhỏ giọt ướt bẩn cả vạt áo.Lúc con lên 9, Mẹ mời cô giáo đến nhà dạy dương cầm cho con. Con cám ơn mẹ bằng cách chẳng hề bận tâm đến việc luyện tập. Lúc con lên 10, Mẹ suốt ngày đưa đón con, từ sân chơi bóng đến sàn tập đến những bữa tiệc sinh nhật. Con cám ơn mẹ bằng cách nhảy ra khỏi xe, chẳng bao giờ ngoái lại nhìn mẹ. Lúc con lên 11, Mẹ dẫn con và lũ bạn nghịch ngợm đi xem chiếu bóng. Con cám ơn mẹ bằng cách đòi ngồi ở dãy nghế khác. Lúc con lên 12, Mẹ căn dặn con không được xem những bộ phim không phù hợp lứa tuổi. Con cám ơn mẹ bằng cách chờ đến lúc mẹ vắng nhà là xem đến thoả thích 

Phần 2: Thời niên thiếu 

Khi con 13 tuổi, Mẹ bảo đã đến lúc con phải cắt tóc không được để đầu bù xù như vậy 
Con cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng Mẹ chẳng biết gì về mode tóc cả 
Khi con 14 tuổi, Mẹ trả tiền cho chuyến đi trại hè một tháng của con Con cám ơn mẹ bằng cách chẳng hề viết dù chỉ là một lá thư cho mẹ 
Khi con lên 15 tuổi, Mẹ tan sở làm về nhà mong chờ vòng tay ôm chặt của con 
Con cám ơn mẹ bằng cách ở lì trong phòng và chốt cửa lại 
Khi con 16 tuổi, Mẹ tập cho con lái chiếc xe của mẹ Con cám ơn mẹ bằng cách lấy nó đi bất kỳ khi nào con có thể 
Khi con 17 tuổi, Mẹ ngồi đợi một cuộc điện thoại quan trọng 
Con cám ơn mẹ bằng cách tán chuyện cùng với chúng bạn trên điện thoại suốt đêm 
Khi con 18 tuổi, Mẹ khóc vì sung sướng trong ngày lễ con tốt nghiệp 
Con cám ơn mẹ bằng cách vui chơi cùng chúng bạn trong tiệc chia tay đến tận sáng hôm sau 

Phần 3: Lớn khôn và trưởng thành 

Con 19 tuổi, Mẹ đóng học phí cho con vào đại học, chở con đến ký túc xá, mang vác hành lý giúp con 
Con cám ơn mẹ bằng cách chào tạm biệt mẹ ở bên ngoài cổng ký túc xá để khỏi phải xấu hổ trước mặt bạn bè
 Con 20 tuổi, Mẹ hỏi han con rằng con đã hẹn hò vơí một ai chưa Con cám ơn mẹ bằng cách đáp lại rằng " 
Chẳng phải việc của mẹ" 
Con 21 tuổi, Mẹ gợi ý một vài công việc cho bước đường tương lai của con 
Con cám ơn mẹ bằng cách đáp rằng " Con chẳng muốn giống như mẹ" 
Con 22 tuổi, Mẹ xúc động ôm chặt con trong ngày lễ con tốt nghiệp đại học 
Con cám ơn mẹ bằng lời xin thưởng cho một chuyến du lịch châu âu 
Con 23 tuổi, Mẹ sắm sửa những đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của con 
Con cám ơn mẹ bằng cách bảo vơí chúng bạn rằng những đồ đạc ấy trông thật xấu xí
Con 24 tuổi, Mẹ hẹn gặp người bạn sắp cưới của con và hỏi han về những dự định tương lai của hai đứa 
Con cám ơn mẹ bằng ánh mắt nhìn giận dỗi và tiếng càu nhàu " thôi đi mẹ, xin mẹ"
 Con 25 tuổi, Mẹ giúp con trang trải chi phí cho tiệc cưới, rồi mẹ khóc và bảo con mẹ yêu con biết dường nào 
Con cám ơn mẹ bằng cách dọn nhà tới tận một vùng đất xa xôi khác của đất nước 
Con 30 tuổi, Mẹ gọi điện thoại dặn dò con vài điều về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 
Con cám ơn mẹ bằng lời đáp " Mẹ ơi, thơì buổi bây giờ đã khác xưa rồi"
Con 40 tuổi, Mẹ gọ điện nhắc con về ngày sinh nhật của một người họ hàng 
Con cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng "mẹ ơi thực sự con rất bận" 
Con 50 tuổi, Mẹ ngã ốm và cần đến sự chăm sóc của con, con cám ơn mẹ bằng cách đọc những sách vở về gánh nặng của cha mẹ đối vơí con cái
 Rồi một ngày kia mẹ lặng lẽ ra đi. Và mọi điều mà con đã chẳng bao giờ làm vì mẹ đổ ập xuống như một tiếng sét ngang trơì " 

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ năm canh"

Mỗi chúng ta chỉ có một người mẹ, chẳng có gì có thể thay thế được người. Hãy luôn yêu kính mẹ hơn cả chính bản thân bạn, mỗi một phút giây trong cuộc đời bạn. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu vắng mẹ.  Một khi mẹ ra đi, những gì còn lại trong bạn chỉ là những kỷ niệm dấu yêu về mẹ và cả nhiều hối tiếc

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

HAI CON THUYỀN


Hoàng đế Huy Tông là một vị vua danh tiếng đời nhà Đường ở Trung quốc. Một hôm nhà vua đến viếng chùa Kim Sơn bên bờ sông Dương tử. Phong cảnh quanh chùa đẹp phi thường và chỗ ngồi của nhà vua được xếp đặt trên đỉnh tháp của chùa để có thể nhìn thấy cảnh sông được rõ nhất. 

Khi được đưa đến chỗ ngồi, nhà vua thấy trên sông lớn có vô số thuyền chạy ngược, chạy xuôi, chạy trái, chạy phải, đến nỗi có thể nhầm cho là đang trên biển. Nhà vua quá vui khi thấy sự thịnh vượng của đất nước mà mình đang trị vì: dịch vụ và thương mại đang phồn thịnh- những gì mà ngày nay chúng ta gọi là một quốc phát triển đầy đủ. Đứng bên cạnh nhà vua là trụ trì của chùa, Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận

Hoàng đế lưu ý sư:

- Trẫm không biết là bao nhiêu cánh buồm đang lả lướt trên sông?

Nói cách khác, là có bao nhiêu con thuyền trên mặt nước. Vị trụ trì vuốt tăng bào của mình và cung kính trả lời:

- Chỉ có hai .

Vẻ tự mãn trên khuôn mặt cuả hoàng đế vụt tiêu tan. Nhà sư muốn nói gì khi nói chỉ có hai con thuyền? Ngay bây giờ trước mắt ít nhất cũng một trăm, có lẽ hai trăm. Hai con thuyền, thực à! Nhà sư đang coi nhẹ hoàng đế, chế nhạo và cho hoàng đế là ngu sao? Nét mặt nhà vua cho thấy là câu trả lời không thể tha thứ được. Nhà vua hỏi:

- Chỉ có hai à?

 Thiền sư Hoàng Bá không chút bối rối, cung kính đáp:

 - Ở đây chỉ là thuyền danh và thuyền lợi. Danh có nghĩa là cầu danh tiếng, lợi có nghĩa là tìm lợi ích. Như Hoàng thượng thấy, có nhiều thuyền trên sông, nhưng một nửa là chạy theo danh, còn nửa kia thì chạy theo tiền. Thuyền danh và thuyền lợi, trên sông chỉ là hai thứ thuyền này. Suy gẫm ý ấy, nhà vua thở dài .

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Những mẫu chuyện góp nhặc trên Net

Thói quen mới


Một người thích chơi các loài cá cảnh.
Lần nọ, anh đi nghỉ ở biển và tìm mua được một con cá ngũ sắc tuyệt đẹp.

Anh mang cá về nhà và chăm sóc nó rất công phu. Vốn là một người chuyên nuôi dạy các loài vật nên anh lên một chương trình tập luyện cho con cá của mình.

Tuần lễ đầu tiên anh nuôi cá trong hồ chứa toàn nước biển. Tuần tiếp theo anh thêm một ít nước ngọt. Cứ như thế, vài tháng sau con cá đã sống thoải mái trong hồ nước ngọt và vui mừng với những thức ăn nước ngọt. Con cá lớn dần.


Giai đoạn hai của công việc “huấn luyện” còn kỳ công hơn nữa. Anh trộn một phần bùn vào nước và tăng dần lượng bùn theo thời gian. Lâu dần, con cá chỉ còn di chuyển trong một hồ chứa bùn sền sệt. Một năm sau, bùn được thay hẳn bằng đất và con cá nằm trên hồ đất đớp mồi như một con chuột nhỏ.

Anh chủ cá chưa hài lòng với điều đó. Anh xỏ dây vào mang cá và tập cho nó đi trên mặt đất. Mấy tháng sau nữa, đi đâu anh cũng dắt con cá theo mình. Khi con cá đã quen dần, anh cắt dây. Con cá lách tách nhảy theo chủ như một con chó nhỏ trung thành.

Một hôm, con cá theo chủ đi thăm viếng bạn bè của anh ta. Khi trở về nhà trời đổ mưa to. Con cá ráng sức chạy lạch đạch phía sau chủ mình… Lúc tìm được một chỗ trú mưa, người chủ sực nhớ đến con cá của mình nhưng không thấy nó đâu nữa. Anh ta quay lại quãng đường ban nãy để tìm con cá. Anh thấy nó nằm chết trong một ổ gà trên đường đọng nước mưa tràn trề. Nó chết đuối vì không biết bơi!

Cũng chỉ vì những thói quen mới…

Chuyện cười trong ngày

Gà trống gáy sớm

Cu Tí hỏi bố:

- Bố ơi, sao gà trống gáy sớm thế?

- Để mọi người nghe thấy tiếng chúng, vì sau đó khi lũ gà mái thức dậy thì chuyện đó là không thể được.

Wednesday, April 29, 2015

Ngày 29-4-2015 Suy Niệm Danh Ngôn Thế Giới


"The only way to do great work is to love what you do. If you haven't found it yet, keep looking. Don't settle." Steve Jobs 

- Chỉ có một cách bạn xuất sắc trong công việc là yêu thích việc đó. Nếu chưa tìm được việc đó hãy tiếp tục tìm kiếm và đừng bao giờ dừng lại với những việc tầm thường (TT Giác Đẳng Việt dịch)

Chuyện ngắn - Người cha

Người cha 

 Khi ông Trời bắt đầu tạo ra nguời cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: “Thưa ngài, tại sao nguời cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta đi  chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!”. Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?”.

Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu: “Ngài có biết đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, nguời cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ”. Ông Trời mỉm cuời đáp: “Nhưng đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành”.

 Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn nguời cha với một đôi vai rộng, lực luỡng. “Tại sao ngài phí thế?”, nữ thần thắc mắc. “Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về khuya?”. “Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình”, ông Trời đáp. Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong nguời cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của nguời cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như hoàn tất công việc, Trời thêm vào khóe mắt nguời cha vài giọt nuớc mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy được những giọt lệ hiếm hoi của nguời cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng ông ta đang khóc. Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: “Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng yêu như nguời mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra”

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

 LẠC THÚ TRONG NÚI SÂU

Ngày xưa, khi vua Cao Tông nhà Đường ở Trung quốc hỏi một hiền triết tu Đạo trên núi: “Hiền giả lúc nào cũng sống trong núi sâu. Ở những nơi như thế có lạc thú gì?”

Vị sơn nhân đáp bằng bài thơ sau đây:

 Trong núi có những gì ?

 Trong núi lắm mây trắng.

 Nhưng muốn thưởng thức nó,

 Bệ hạ phải thân hành,

 Tôi không thể đem được

 Mây lành về đây dâng.



Hoàng đế hỏi:

- Trong núi có những lạc thú gì?

- Tâu Hoàng thượng, trong núi sâu là lũ mây trắng tìm đến từ lâu. Sáng chiều vây quanh tôi, đem lại cho tâm tôi sự an tĩnh. Nhưng đây là niềm vui một mình tôi, bởi vì nó là cái gì chính mình phải kinh nghiệm lấy. Ôi lũ mây trắng! Tôi muốn bỏ chúng nó vào hộp đem dâng cho ngài, nhưng không thể làm được. Người ta không thể bắt mây đem cho người khác, thật là không may.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Những mẫu chuyện góp nhặt trên Net

Nhà vua học làm vườn với Thiền Sư 

“Có một ông vua đến gặp một thiền sư để học làm vườn. Vị thiền sư dậy cho ông vua suốt ba năm ròng và nhà vua đã kiến tạo được một khu vườn lớn, tuyệt mỹ – hàng ngàn người làm vườn đã được thuê mướn để chăm sóc vườn ngự uyển của nhà vua – và bất cứ những gì vị thiền sư nói, nhà vua đều làm theo và thử nghiệm trong hoa viên. Sau ba năm, vườn ngự uyển của nhà vua đã toàn bích, và nhà vua thỉnh mời thiền sư đến tham quan. Nhà vua rất hồi hộp vì thiền sư rất nghiêm khắc. Nhà vua tự hỏi: “Không biết Sư Phụ có bằng lòng không? Và không biết Sư Phụ có gật gù công nhận là ta đã hiểu được ý của ngài không?”

Khu vườn thượng uyển được chăm sóc cẩn thận, chu đáo, vô cùng tỉ mỉ từng chút từng chút. Khu vườn thật quá đẹp, hoàn mỹ, không có một cái gì sơ sót cả. Vừa ý với sự chu đáo của mình, bấy giờ nhà vua mới trịnh trọng đi đón Sư Phụ – nhưng vị thiền sư này đã bộc lộ ý không vui ngay từ lúc mới đến.

Thiền sư đi dạo quanh, ngắm nghía từng chỗ, và càng lúc thiền sư càng nghiêm nghị hơn. Nhà vua sợ hãi vô cùng. Vua chưa bao giờ thấy Sư phụ mình nghiêm cẩn đến mức độ như vậy. “Tại sao Sư Phụ lại không vui vậy? Có cái gì sai trái chăng?” Cuối cùng, nhà vua bạch hỏi Sư Phụ sự việc gì làm Sư Phụ không hài lòng.

Vị thiền sư nói: “Khu vườn này quá hoàn mỹ đến độ nó đã trở thành một vật chết, sơ cứng. Những lá úa vàng khô đâu? Ta không thấy đến một cái lá vàng rơi rụng.”

Nhà vua đã cho lượm lặt hết không sót một chiếc lá khô nào.

Vị thiền sư nói: “Ðó, vì quá sạch sẽ, quá hoàn mỹ nên khu vườn này trông sơ cứng, nhân tạo, không còn một nét đẹp thiên nhiên nào. Những công trình của thượng đế không bao giờ toàn bích, hoàn mãn.”

Và vị thiền sư chạy ra ngoài vườn, hốt đầy một giỏ lá khô và tung lá vào hư không, gió thổi đưa những chiếc lá vàng khô bay lượn lờ đáp xuống thảm cỏ, đó đây.

Vị thiền sư vui vẻ nói: “Hãy nhìn kìa, bây giờ tất cả trông sống động làm sao!” Âm thanh của gió lọt vào những lá vàng khô . . . điệu nhạc lá vàng, gió đùa giỡn với lá vàng. Bây giờ khu vườn đã có tiếng thì thầm của gió, của lá, bây giờ khu vườn mới có sức sống – nếu không nó bất động, im lìm như bãi tha ma. Sự bất động đó, sự im lặng đó không có sức sống.

Chuyện cười trong ngày

Công án

Đệ tử: Bạch thầy, tại sao tổ sư Bồ Đề Đạt Ma từ phương Tây đi qua phương Đông (Trung Hoa) thay vì từ phương Tây đi qua phương Tây (Âu Châu)?
Thầy: Hỏi cái sào đàng tê tề.
Đệ tử: Con không hiểu.
Thầy: Tau cũng không hiểu luôn!

Tuesday, April 28, 2015

Ngày 28-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Hòn đá ném đi

Hòn đá ném đi

Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.

Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: “Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi”.

Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục.

Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên ông.

Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: “Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta”.
Léon Tolstoï

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống


Ngát mùi hoa cúc

Một hôm, một thiền sư đi chơi núi mang về một cây hoa cúc. Ông đem trồng ở sân thiền viện. Ba năm sau, cúc sinh sôi nẩy nở thành vườn. Tới mùa thu, cả thiền viện đều thơm mùi hoa cúc. Dân chúng dưới núi đều ngửi thấy mùi thơm này, do đó lên chùa thưởng ngoạn. Họ không  ngừng khen ngợi :

-Thật thơm quá !

Họ năn nỉ thiền sư cho vài cây đem về trồng. Thiền sư vui vẻ đồng ý. Dòng người xin cây liên tục không dứt. Không lâu vườn cúc trống không. Các đệ tử nhìn vườn cúc thê lương than thở :

-Thật đáng tiếc ! Đang hương vị ngạt ngào thiền viện.

Thiền sư nghe được bảo :

-Như vậy càng tốt, 3 năm nữa thì toàn thôn đều ngát mùi hoa cúc.

Những mẩu chuyện góp nhặt trên Net

ĐỪNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG CHÍNH MÌNH

Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.

Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số dụng cụ nằm trên sàn nhà, trong số đó có một cái cưa.Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt nhỏ.Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máu
và dường như đã “chết rồi”.
Sắp chết vì những vết thương của mình, con rắn quyết định cắn một cái cuối cùng thật mạnh trước khi bò đi.
Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy một con rắn chết trước cửa nhà mình

Chuyện cười trong ngày

Muốn Nghe Điều Gì Nhất?

Ba người đàn ông không may chết trong một tai nạn xe hơi. Xuống gặp Diêm Vương hỏi:

- Khi nằm trong quan tài, các ngươi nghe thấy cha mẹ, anh chị em, bạn bè thương nhớ, khóc lóc, kể lể đủ thứ. Lúc đó các ngươi muốn nghe điều gì nhất?

Anh thứ nhất trả lời: Dạ, con muốn nghe rằng "Anh này là người đã làm ơn tích đức rất nhiều cho thiên hạ."

Anh thứ hai tiếp lời: Dạ, con muốn nghe rằng "Đây là một người chồng tốt người công dân gương mẫu."

Anh thứ ba buồn rầu trả lời: Còn con, con chỉ muốn nghe người ta la to rằng "Trời Phật, tay chân nó động đậy, nó còn sống mà!"

Monday, April 27, 2015

Ngày 27-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Tâm Phật

Một hôm Tô Đông Pha đến chơi chùa, cùng ngồi thiền với nhà sư, trong khi ngồi thiền thấy an lạc xuất hiện. Xả thiền xong, Tô Đông Pha  vui vẻ hỏi nhà sư:

– Ngài thấy tôi ngồi thiền như thế giống cái gì?

– Trong ngài giống như Đức Phật.

Tô Đông Pha nghe thế vui lắm. Thiền sư hỏi lại:

– Thế ngài thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?

Tô  Đông Pha đáp:

– Trông ngài ngồi thiền giống 1 đống phân bò

Thiền sư nghe thế cũng hứng chí lắm.

Tô Đông Pha cười suốt dọc đường về, nghĩ bụng hôm nay ta đã thắng lão hòa thượng đó 1 phen rồi. Bị ta nói là đống phân bò mà không bẻ lại được câu nào cả. Tô về khoe với em gái Tô tiểu muội:

– Hôm nay anh đã qua mặt được lão sư già đó rồiTô tiểu muội hỏi chuyện gì, Tô Đông Pha hào hứng kể lại. Tô tiểu muội cười ầm lên,Tô Đông Pha càng hào hứng. Tiểu muội nói:

– Muội cười là cười huynh đó, huynh lại thua lão hòa thượng ấy rồi.Tô ngạc nhiên hỏi thế nào. Tiểu muội đáp:

– Tâm lão hòa thượng là tâm Phật, nên thấy huynh cũng giống như Phật.

Còn tâm của huynh thì toàn phân bò nên huynh thấy hòa thượng như đống phân bò thôi.
Tâm huynh như thế làm sao mà bằng được tâm lão hòa thượng

Tô Đông Pha đỏ mặt tía tai, xấu hổ với em gái 

Những câu chuyện góp nhặc trên Net

Câu chuyện teen nên đọc P9 Thời gian tình bạn và lời nói

LỜI NÓI

Ngày xưa ở 1 vùng thôn xóm kia, có 1 người thiếu phụ trẻ khá xinh đẹp. Chồng cô đi lính xa nhà, người thiếu phụ ấy phải ở nhà với mẹ chồng…Cô chăm sóc mẹ chồng và mọi chuyện trong nhà rất chu đáo. Mọi người trong vùng ai cũng thầm khen cô là người nết na…Trong vùng không đàn ông yêu cô vì cô còn trẻ và xinh đẹp… Trong số đó có tên yêu cô đến điên cuồng… Nhiều lần tán tỉnh cô nhưng đều bị cô từ chối…

Hắn từ yêu hóa ra căm hận. Hắn đi rêu rao khắp làng rằng cô đã không giữ tròn trinh tiết của người vợ, là 1 người phụ nữ thiếu đức hạnh… Tin đồn cứ truyền khắp nơi trong vùng, mọi người nhìn cô với 1 ánh mắt khác đi. Rồi tin đồn cũng tới tai bà mẹ chồng của cô. Bà nghi ngờ và đối xử khác với cô… Không thể nào chịu nổi những lời gièm pha của mọi người, lại bị người thân xa cách, cô buồn lắm…

Một lần quá đỗi tuyệt vọng cô đã tìm đến cái chết. Cái chết của cô làm cho tên khốn kiếp đã tung những tin đồn không hay về cô vô cùng ân hận và hối lỗi… Hắn cảm thấy bị lương tâm dằn vặt… Hắn tìm đến cụ già nhất làng và là người hiểu biết nhất để kể hết mọi chuyện và xin ông một lời khuyên.

Cụ già nghe xong mọi chuyện không nói gì dẫn hắn lên trên ngọn đồi của làng.Cụ xé chiếc gối và thả xuống.Những bông gòn theo gió bay đi mọi hướng. Cụ già bảo hắn đi nhặt lại những bông gòn đó rồi dồn lại vào gối. Hắn ngạc nhiên lắm, vì làm sao có thể nhặt được đấy đủ. Cụ già nhìn hắn rồi nghiêm nghị nói:

– Những lời do con người nói ra cũng như những bông gòn kia vậy, không thể nào lấy lại được. Khi lời đã nói ra thì làm sao có thể rút lại được.

Chuyện cười trong ngày

Quá nhiều nhầm lẫn

Ngay sau phẫu thuật, bác sĩ thông báo với bệnh nhân:

- Tôi muốn báo cho anh một tin tuyệt vời, một tin tốt và một tin xấu.

- Tin xấu là gì vậy?

- Chúng tôi đã cưa nhầm cái chân không ung thư của anh.

- Trời! Thế thì còn điều gì tốt lành đây?

- Vâng, hoá ra là anh không bị ung thư, bên chân dự định phải cưa thì sẽ không cần cưa nữa.

- Thì cũng thế thôi, còn tin tuyệt vời?

- Có một tay mua lại đôi giày của anh, hắn đặt giá rất hời!

Sunday, April 26, 2015

Ngày 26-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Cổ tích tình yêu

Cổ tích Tình yêu  

Hai người yêu nhau nhưng gặp sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình nhà cô gái. Họ cho rằng chàng trai không xứng đáng với địa vị của gia đình cô và họ sẽ không tha thứ cho cô nếu tiếp tục có quan hệ với anh ta. Mặc dù cô gái rất yêu chàng trai nhưng khi hai người gặp nhau cô luôn hỏi: "Anh có yêu em nhiều không?". Cô hay bực bội do chàng trai không trả lời như ý cô mong muốn. Và áp lực của gia đình khiến hai bạn trẻ bất hoà. Cô thường trút giận lên chàng trai. Về phía mình, chàng trai luôn chịu đựng trong im lặng. Sau một năm anh tốt nghiệp và quyết định đi du học. Trước khi ra đi anh đã cầu hôn với cô gái: "Anh biểu lộ tình cảm của mình bằng lời nói không giỏi nhưng những gì anh biết là anh yêu em. Về phía gia đình, anh sẽ cố gắng hết sức thuyết phục gia đình em đồng ý. Em thuận ý làm vợ anh chứ?". Cô gái ưng thuận và với sự quyết tâm của chàng trai, cuối cùng gia đình cô gái cũng nhượng bộ và đồng ý cho họ kết hôn với nhau. Trước khi chàng trai đi học, hai người làm lễ đính hôn. Cô gái tham gia công tác xã hội trong khi anh tiếp tục học ở nước ngoài. Họ bày tỏ tình cảm của mình qua những lá thư và điện thoại. Tuy có khó khăn nhưng họ vẫn luôn nghĩ về nhau. Một ngày nọ, cô gái bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Khi tỉnh dậy cô thấy cha mẹ mình bên cạnh giường. Cô cảm nhận được tình trạng tồi tệ của mình. Nhìn thấy mẹ khóc, cô muốn làm cho mẹ yên lòng nhưng những gì cô có thể thốt ra là tiếng thở dài. Cô đã mất đi giọng nói. Bác sĩ bảo rằng tai nạn đã gây thương tổn não của cô khiến cô không thể nói được nữa. Cô suy sụp mặc dù cha mẹ cô động viên rất nhiều. Trong suốt thời gian ở bệnh viện cô chỉ biết khóc trong thầm lặng.

 Xuất viện về nhà, tình trạng cô cũng chẳng thay đổi gì. Mỗi khi có tiếng điện thoại reo, cô có cảm giác như từng nhát dao đâm vào tim. Cô không muốn cho anh biết và càng không muốn trở thành gánh nặng của anh. Cô viết cho anh một lá thư nói rằng cô không còn đủ kiên nhẫn đợi chờ anh nữa. Cô gửi lại anh chiếc nhẫn đính hôn. Chàng trai gửi hàng ngàn lá thư và gọi biết bao cuộc điện thoại nhưng cô không trả lời và chỉ khóc. Cha mẹ cô quyết định chuyển nhà, hi vọng rằng cô sẽ quên những gì đã xảy ra để có thể sống yên ổn. Cô gái học ngôn ngữ cử chỉ và bắt đầu một cuộc sống mới. Mỗi ngày cô tự nhủ mình hãy quên anh ấy đi. Nhưng một hôm bạn của cô đến cho hay anh đã trở về. Cô van xin người bạn đừng cho anh biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Từ đó cô không còn nhận được tin tức gì của anh. Một năm trôi qua. Người bạn của cô đến thăm và trao cho cô thiệp mời dự lễ kết hôn của anh. Trái tim cô gái tan vỡ. Nhưng khi mở thiệp cưới cô gái thấy tên mình trong tấm thiệp. Ngước lên, cô thấy anh đang đứng trước mặt.

Chàng trai dùng cử chỉ nói với cô gái: "Một năm qua anh đã dành thời gian học ngôn ngữ này. Chỉ để em hiểu rằng anh không quên lời ước hẹn của chúng ta. Hãy cho anh có cơ hội nói với em rằng anh yêu em." Anh lồng chiếc nhẫn vào tay cô gái. Cuối cùng nụ cười đã trở lại trên môi cô.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

HAI CON THUYỀN

 Hoàng đế Huy Tông là một vị vua danh tiếng đời nhà Đường ở Trung quốc. Một hôm nhà vua đến viếng chùa Kim Sơn bên bờ sông Dương tử. Phong cảnh quanh chùa đẹp phi thường và chỗ ngồi của nhà vua được xếp đặt trên đỉnh tháp của chùa để có thể nhìn thấy cảnh sông được rõ nhất. 

Khi được đưa đến chỗ ngồi, nhà vua thấy trên sông lớn có vô số thuyền chạy ngược, chạy xuôi, chạy trái, chạy phải, đến nỗi có thể nhầm cho là đang trên biển. Nhà vua quá vui khi thấy sự thịnh vượng của đất nước mà mình đang trị vì: dịch vụ và thương mại đang phồn thịnh- những gì mà ngày nay chúng ta gọi là một quốc phát triển đầy đủ. Đứng bên cạnh nhà vua là trụ trì của chùa, Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận

Hoàng đế lưu ý sư:

- Trẫm không biết là bao nhiêu cánh buồm đang lả lướt trên sông?

Nói cách khác, là có bao nhiêu con thuyền trên mặt nước. Vị trụ trì vuốt tăng bào của mình và cung kính trả lời:

- Chỉ có hai .

Vẻ tự mãn trên khuôn mặt cuả hoàng đế vụt tiêu tan. Nhà sư muốn nói gì khi nói chỉ có hai con thuyền? Ngay bây giờ trước mắt ít nhất cũng một trăm, có lẽ hai trăm. Hai con thuyền, thực à! Nhà sư đang coi nhẹ hoàng đế, chế nhạo và cho hoàng đế là ngu sao? Nét mặt nhà vua cho thấy là câu trả lời không thể tha thứ được. Nhà vua hỏi:

- Chỉ có hai à?

 Thiền sư Hoàng Bá không chút bối rối, cung kính đáp:

 - Ở đây chỉ là thuyền danh và thuyền lợi. Danh có nghĩa là cầu danh tiếng, lợi có nghĩa là tìm lợi ích. Như Hoàng thượng thấy, có nhiều thuyền trên sông, nhưng một nửa là chạy theo danh, còn nửa kia thì chạy theo tiền. Thuyền danh và thuyền lợi, trên sông chỉ là hai thứ thuyền này. Suy gẫm ý ấy, nhà vua thở dài .

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Ba điều vui

Ba điều vui
Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là sướng mà cũng không kể vào trong ba điều vui ấy được.
Cha mẹ còn sống, anh em bình yên là một điều vui.
Ngửa lên không tủi thẹn với trời, cúi xuống không xấu hổ với người là hai điều vui.
Được những bậc anh tài trong thiên hạ mà dạy dỗ, gây dựng cho ra người là ba điều vui.
Mạnh Tử
Lời bàn:
Xử trong gia đình, trên thì cha mẹ còn mạnh khoẻ để ta được hết lòng phụng dưỡng, dưới thì anh em hoà thuận để ta được hết đạo hữu ái, thật là cái cảnh khó được mà ta được, thì còn gì vui hơn nữa?
- Xử với thân mình, mà tu dưỡng đến việc gì cũng có thể, trên tỏ cho giời biết được, dưới đối với người nói được, thân thể nhẹ nhàng, tâm thần khoan khoái, thì còn gì vui hơn nữa?
- Xử với xã hội mà được luyện tập những bậc anh tài để có nhiều người truyền đạo cho thiên hạ, hậu thế được nhờ thì cũng còn gì vui hơn nữa?
Ba cái vui này: hai cái về gia đình và bản thân, một cái về thiên hạ hậu thế là ba cái vui về "tính phận" vui bên trong, nghĩa là cái vui thực. Còn cái vui về "thể phận", vui bên ngoài thì dù cho làm vua đến cả một nước, so với cái vui kia cũng không sao bằng được.

Chuyện cười trong ngày

Màu đặc biệt, ngày cũng đặc biệt

Một trọc phú bước vào salon ôtô, vênh váo nói:

- Hãy chọn cho tôi một chiếc BMW thật đặc biệt, không phải màu xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen hoặc trắng...

- Đồng ý, chúng tôi sẽ đặt cho ông chiếc xe đó, ông quay lại sau nhé!

- Nói chính xác là hôm nào đi!

- Hôm nào cũng được, trừ các ngày thường, ngày lễ và chủ nhật.

Saturday, April 25, 2015

Ngày 25-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Sự bình yên

SỰ BÌNH YÊN

Một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng người chỉ thích có 2 bức và ông phải chọn lấy 1.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là 1 bức tran bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi nàyy trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút trên cao kèm theo sấm chớp đổ xuống, bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xoá. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của 1 tảng đá. Trong bụi cây từ khe nứt con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình.... Bình yên thật sự..... 

" Ta chấm bức tranh này ! - Nhà vua công bố - Sự bình yên ko có nghĩa là 1 nơi ko có tiếng ồn ào, ko khó khăn, ko cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên.  "

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

HAI CON THUYỀN


Hoàng đế Huy Tông là một vị vua danh tiếng đời nhà Đường ở Trung quốc. Một hôm nhà vua đến viếng chùa Kim Sơn bên bờ sông Dương tử. Phong cảnh quanh chùa đẹp phi thường và chỗ ngồi của nhà vua được xếp đặt trên đỉnh tháp của chùa để có thể nhìn thấy cảnh sông được rõ nhất. 

Khi được đưa đến chỗ ngồi, nhà vua thấy trên sông lớn có vô số thuyền chạy ngược, chạy xuôi, chạy trái, chạy phải, đến nỗi có thể nhầm cho là đang trên biển. Nhà vua quá vui khi thấy sự thịnh vượng của đất nước mà mình đang trị vì: dịch vụ và thương mại đang phồn thịnh- những gì mà ngày nay chúng ta gọi là một quốc phát triển đầy đủ. Đứng bên cạnh nhà vua là trụ trì của chùa, Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận

Hoàng đế lưu ý sư:

- Trẫm không biết là bao nhiêu cánh buồm đang lả lướt trên sông?

Nói cách khác, là có bao nhiêu con thuyền trên mặt nước. Vị trụ trì vuốt tăng bào của mình và cung kính trả lời:

- Chỉ có hai .

Vẻ tự mãn trên khuôn mặt cuả hoàng đế vụt tiêu tan. Nhà sư muốn nói gì khi nói chỉ có hai con thuyền? Ngay bây giờ trước mắt ít nhất cũng một trăm, có lẽ hai trăm. Hai con thuyền, thực à! Nhà sư đang coi nhẹ hoàng đế, chế nhạo và cho hoàng đế là ngu sao? Nét mặt nhà vua cho thấy là câu trả lời không thể tha thứ được. Nhà vua hỏi:

- Chỉ có hai à?

 Thiền sư Hoàng Bá không chút bối rối, cung kính đáp:

 - Ở đây chỉ là thuyền danh và thuyền lợi. Danh có nghĩa là cầu danh tiếng, lợi có nghĩa là tìm lợi ích. Như Hoàng thượng thấy, có nhiều thuyền trên sông, nhưng một nửa là chạy theo danh, còn nửa kia thì chạy theo tiền. Thuyền danh và thuyền lợi, trên sông chỉ là hai thứ thuyền này. Suy gẫm ý ấy, nhà vua thở dài .

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Say, tỉnh, đục, trong

Say, tỉnh, đục, trong

Khuất Nguyên làm quan đại phu cho đời Hoài Vương nước Sở, bị kẻ sàm báng mà phải bãi chức. Mặt mũi tiều tuỵ, hình dong khô héo, Khuất Nguyên vừa đi, vừa hát trên bờ đầm.

Có ông lão đánh cá trông thấy, hỏi rằng:

- Ông có phải là Tam Lư Đại Phu(1) không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?

Khuất Nguyên nói: “Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức”.

Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tuỳ thời. Có phải cả đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả men, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.

Khuất Nguyên nói: “Tôi nghe: Mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương(2), vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ”.

Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay bơi chèo đi, rồi hát rằng:

“Sông Tương nước chảy trong veo.

Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.

Sông Tương nước đục phù sa

Thì ta lội xuống để mà rửa chân”.

Hát xong, đi thẳng không nói gì.

Khuất Nguyên

Lời bàn:

Bài này, tác giả chính là Khuất Nguyên, mượn lời lão đánh cá mà đặt lời vấn đáp. Mấy câu hát của lão đánh cá có ý khuyên Khuất Nguyên hoà quang đồng trần với đời, mấy câu Khuất Nguyên nói thì lại phản đối lại: chết thời thôi chứ không chịu theo thời, không chịu dày dạn, sống đục, không bằng thác trong. Ôi! Không nỡ bỏ nước nhà mà lẩn lút đi ở nơi khác, lại cũng không chịu cùng tiểu nhân mà cẩu thả sống, cho qua đời, sau quả nhiên vùi xác vào bụng cá trong sông Mịch La, lấy nước sông Mịch mà tẩy uế sự nhơ bẩn, thật là nghìn thu trung nghĩa, dòng nước trong xanh, khiến cho ai đem chuyện Khuất Nguyên cũng ngậm ngùi thương nhớ và sinh lòng phấn khởi.

-------------------------------------------------------------

(1) Quan Đại Phu Tam Lư, Tam Lư họ của Khuất Nguyên

(2) Tương tức là sông Tương Giang, một con sông lớn chảy qua tỉnh Hồ Nam, rồi nhập vào động Đình Hồ.

Chuyện cười trong ngày

Chìa khóa

Tại một bệnh viện tâm thần nọ, để kiểm tra lần cuối trước khi cho bệnh nhân xuất viện các bác sĩ bèn bàn nhau vẽ một cái cửa giả lên tường rồi bảo: "Các anh hãy mở cánh cửa đó ra là có thể về nhà rồi".

Các bệnh nhân hồ hởi xông vào cánh cửa giả mở lấy mở để, duy chỉ có một người đứng từ đằng xa cười ngặt nghẽo.

Các bác sĩ vui mừng vì nghĩ anh này đã hết bệnh liền tiến đến hỏi: "Tại sao anh lại cười?".

Bệnh nhân nọ đáp: "Tại bọn họ ngu quá".

Các bác sĩ mừng thầm trong bụng nhưng để chắc ăn nên hỏi tiếp: "Tại sao anh lại bảo bọn họ ngu".

Anh này bèn giơ cái xẻng lên và nói: "Tại vì tui giữ cái chìa khóa đây này, làm sao mà chúng nó mở cái cửa đó cho được"

Thursday, April 23, 2015

Ngày 23-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời

Giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời 

Đó là ngày mười lăm tháng sáu, còn hai ngày nữa là tôi sẽ bước sang tuổi 30. Tôi có cảm giác lo lắng khi bước vào độ tuổi “tam thập nhi lập” và sợ rằng những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời đang xa dần. 

Tôi vẫn thường tập thể dục ở một công viên gần nhà vào mỗi buổi sáng. Ở đó tôi có dịp làm quen người bạn già Nicholas, ông ta đã 79 tuổi. Hôm đó, khi gặp tôi ông bảo rằng trông tôi không vui vẻ như mọi ngày và đoán rằng tôi đang có chuyện buồn. Tôi tâm sự với ông rằng tôi đang cảm thấy lo lắng khi sắp bước sang tuổi 30. Tôi tự hỏi làm thế nào để tôi có thể quay trở về những giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời. Vì thế tôi hỏi ông: “Khi nào là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời ông?”. Không chút ngập ngừng, Nicholas trả lời: “Này Joe, đó là câu hỏi của triết học và đây là câu trả lời của tôi". Rồi ông nói:

Khi tôi là một đứa trẻ sống ở nước Áo, được bố mẹ yêu thương, chăm sóc thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Khi tôi đến trường và được học những điều ngày nay tôi biết thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Khi tôi tìm được việc làm đầu tiên, có trách nhiệm và quyền lợi với những việc mình làm thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Khi tôi gặp được vợ tôi và khi chúng tôi yêu nhau thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra, tôi và vợ tôi phải rời khỏi nước Áo để được an toàn. Khi chúng tôi được bên nhau an toàn trong một chuyến tàu đi Bắc Mỹ thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Khi chúng tôi bắt đầu một gia đình mới thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Khi tôi trở thành một người cha trẻ và được nhìn thấy đứa con của mình lớn lên hàng ngày thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Joe à, và bây giờ khi tôi đã 79 tuổi, tôi có sức khỏe, tôi cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp và điều đặc biệt là tôi vẫn còn yêu vợ tôi như lúc chúng tôi gặp nhau lần đầu thì đó là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời tôi.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

PHÚC ĐỨC TRONG ĐỜI


 Một hôm Lãnh chúa Yasushina, tộc trưởng của bộ tộc Aizu, hỏi Yamazaki Ansai, phúc đức trong đời sư là gì?

 Sư đáp:

- Có ba điều. Thứ nhất là được sinh ra làm người. Thứ hai là được sinh ra trong hạng người có học nhờ đó mà tôi có thể học và đọc kinh điển.

Đến điều thứ ba, sư ngừng lại một chút rồi nói gọn hơ:

 - Thứ ba, vĩ đại nhất, là tôi được sinh ra trong cảnh nghèo mà không phải trong hàng qúi tộc.

Vị lãnh chúa lấy làm lạ hỏi thêm và được sư cho biết là được sinh trong gia đình quí tộc có nghiã là có đàn bà chiều chuộng, có tôi tớ nịnh bợ, và kết cục như một thằng ngu. Vị lãnh chúa vuốt chiếc áo choàng của mình và nhìn xuống.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Thập Bì nói chuyện với Huệ Vương

Thập Bì nói chuyện với Huệ Vương

Vua Huệ Vương nước Nguỵ hỏi Thập Bì rằng:

- Ngươi nghe người ta cho quả nhân là thế nào?

Thập Bì thưa:

- Thần nghe người ta cho nhà vua là nhân từ và hay gia ơn lắm.

Vua vui mừng hớn hở nói rằng: “Như thế thì cái công đức của quả nhân được đến thế nào?”.

Thập Bì nói: “Cái công đức ấy rồi đến mất nước”.

Vua ngạc nhiên hỏi: “Nhân từ và hay gia ơn là làm việc thiện mà làm việc thiện đến nỗi mất nước là nghĩa thế nào”.

Thập Bì thưa: “Vua mà nhân từ, thì không nỡ trừng phạt; vua hay gia ơn thì chỉ thích ban thưởng. Tính đã bất nhẫn thì kẻ có tội cũng không trị; tính hay ban ơn thì kẻ vô công cũng được thưởng thì mất nước cũng không có gì là lạ”.

Hàn Phi Tử

Lời bàn:

Nhân đức vốn là hay, tuy vậy cũng có cái nhân đức của kẻ trượng phu, cái nhân đức của người đàn bà. Ông vua cầm quyền một nước mà nhân đức như đàn bà, thương kẻ có tội, thưởng kẻ vô công, thì giữ sao cho trong nước trị an được. Phàm các đức tính mà tăng lên quá độ, là hoá ra dở cả. Cho nên cứ cầm cân giữ mực thăng bằng phải chăng có lý lại có tình, có ân lại có uy thế mới là đạo trung dung được.

Chuyện cười trong ngày

Họ đã đúng

Ngày đầu vào làm ở một cửa hiệu, chàng nhân viên trẻ được ông chủ dặn dò:
- Anh đừng có quên, khách hàng bao giờ cũng đúng.
Chẳng bao lâu, ông chủ nhận thấy, khách hàng vào cửa hiệu lập tức ra ngay không mua gì cả. Ông bèn hỏi nhân viên:
- Có trục trặc gì à? Sao họ đến mà chẳng mua gì cả?
- Thưa ông, họ đều nói giá hàng ở đây quá cao. Và theo lời ông dặn, tôi nói rằng họ đã đúng!
- ???

Wednesday, April 22, 2015

Ngày 22-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Hai viên gạch xấu

Hai viên gạch xấu 

Đến miền đất mới, các vị sư phải xây dựng, mua dụng cụ và bắt tay vào làm việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời. Cuối cùng chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú. Kể từ đó mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng. 

Một hôm có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: "Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!" "Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" - Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên. "Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao." - Vị sư già từ tốn. Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta dã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 997 viên gạch hoàn hảo. Và đôi khi chúng ta quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai đó mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đo, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm. Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

LỄ BÁI


Ngày xưa ở Trung quốc, Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận, khi đã đạt đến tột đỉnh thành tựu tâm linh, vẫn chí thành lễ bái Phật. Một đệ tử nghi ngờ hỏi:

- Hoà thượng cầu Phật hay cầu Đạo?

 Sư đáp:

 - Phật, Đạo đều chẳng cầu.

 Đệ tử lại hỏi:

 - Tại sao hoà thượng lễ bái?

 Sư đáp:

 - Chỉ lễ bái thôi.

Lễ bái cao cả như vậy. Lễ bái trước một người hay một cái gì khác mà trong đầu che dấu động cơ nào đó thì chẳng là gì. Lễ bái khi gặp một người quen là vô nghĩa. Nhưng “chỉ lễ bái thôi,” ấy là thấy Đạo. Hành động dựa trên

cái thấy chân lý là hành động vĩ đại nhất.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Nhan Súc nói chuyện với Tề Vương

Nhan Súc nói chuyện với Tề Vương

Xem lời Nhan Súc đối đáp với vua Tuyên Vương thì đủ biết phẩm giá con người ta thực quí hơn ngôi vua chúa.

Vua Tuyên Vương nước Tề đến chơi nhà Nhan Súc. Vua bảo: “Súc lại đây”.

Nhan Súc cũng bảo: “Vua lại đây”.

Các quan thấy vậy, nói: “Vua là bậc chí tôn, Súc là kẻ thần hạ, Vua bảo: “Súc lại đây”, Súc cũng bảo: “Vua lại đây” như thế có nghe được hay không?”

Nhan Súc nói: “Vua gọi Súc mà Súc lại thì Súc là người hâm mộ thần thế. Súc gọi vua mà vua lại thì vua là người quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng hâm mộ quyền thế thì sao bằng để nhà vua được tiếng quý trọng hiền tài”.

Vua nghe nói giận lắm, gắt lên rằng: “Vua quý, hay kẻ sĩ quý?”

Nhan Súc đáp: “Sĩ quý, vua không quý”.

Vua hỏi: “Có sách nào nói thế không?”

Nhan Súc thưa: “Có, ngày trước, nước Tần sang đánh nước Tề, có hạ lệnh: “Ai dám đến gần mộ ông Liễu Hạ Quí(1) mà kiếm củi thì phải xử tử”. Lại có lệnh: “Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu và thưởng nghìn lạng vàng”. Xem thế đủ biết cái đầu ông vua sống thực không bằng cái mả kẻ sĩ đã chết”.

Vua Tuyên Vương nói: “Than ôi! Người quân tử ai mà dám khinh! Quả nhân cam chịu lỗi. Nay quả nhân xin làm đệ tử để tiên sinh dạy bảo cho. Tiên sinh mà về với quả nhân, thì được ăn sung mặc sướng, lên xe, xuống ngựa, vợ con được quần áo xênh xang tha hồ đẹp!”

Nhan Súc từ chối, nói: “Ngọc vốn ở núi, lấy ra mài dũa, chế làm đồ vật, tuy đem bày biện có phần quý báu, nhưng cũng là hỏng, vì vóc ngọc không còn. Kẻ sĩ sinh nơi thôn dã bỏ ra làm quan, tuy vinh hiển thật, song tinh thần không còn được toàn. Súc xin ở nhà, lúc đói mới ăn, thì cũng ngon miệng như ăn cơm thịt; lúc đi cứ bước một khoan thai, thì cũng nhẹ nhàng như lên xe, xuống ngựa; suốt đời không tội lỗi cùng ai, thì cũng sung sướng như quan cao chức trọng. Hình thần lúc nào cũng được trong sạch chính đáng, thế là đủ khoan khoái cho Súc rồi”.

Nói đoạn, Nhan Súc tạ vua Tuyên Vương mà lui vào.

Lời bàn:

Xem lời Nhan Súc đối đáp với vua Tuyên Vương thì đủ biết phẩm giá con người ta thực quí hơn ngôi vua chúa. Thế mà ở đời, nhiều kẻ ham mê phú quý, đến nỗi mất cả nhân cách, chôn cả lương tâm, thì thật là khờ dại, đem một sự rất quý mà đổi lấy những sự hão huyền bề ngoài rất đáng khinh. Người ta có vô cầu mà giữ được thiên tước, không mất bản tính thì suốt đời mới không nhục và nhân phẩm mới cao.

----------------------------------------------------------

(1) Liễu Hạ Quí: người hiền sĩ thời Xuân Thu.

Chuyện cười trong ngày

Xấu xí sẽ làm gì?

Trong lớp học, cô giáo hỏi Enna:

- Ước mơ của em sau này là gì Enna?

- Thưa cô, nếu lớn lên xinh đẹp em sẽ làm diễn viên điện ảnh hay người mẫu, còn nếu xấu xí em sẽ làm cô giáo ạ!

Tuesday, April 21, 2015

Ngày 21-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Ba người thầy vĩ đại

Ba người thầy vĩ đại  

Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở (Horace) Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?” 

Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

 Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với tên trộm”. 

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!” Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?” và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ.” Ta chưa bao giờ thầy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc. Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hàng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”

 Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gởi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi trong lòng bằng hành động. 

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp sáng cây nến này phải không?” Đứa bé đáp: “Thưa phải.” Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thóang sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?” Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?” Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

 Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật. Người thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

ÔNG KHÔNG HO ĐẤY CHỨ!

 Đã lâu lắm ở Trung quốc có một anh chàng học Thiền loại tài tử, đến biểu diễn sự thành đạt của mình với Thiền sư Kosen. Anh ta dùng tên của Thiền sư để chơi chữ. Kosen có thể có nghĩa là “bột.” Anh ta hỏi: “Ấy là bột mì hay bột gạo?” Thiền sư chẳng quan tâm gì chuyện đó đáp: “Cứ thử xem.” Anh chàng cất cao giọng rống lên bắt chước tiếng hét mà một vài Thiền sư thường sử dụng, nhưng vị sư này chỉ nói: “Ông không ho đấy chứ, ông không ho đấy chứ !” và vỗ nhẹ lên lưng anh ta. Ngày nay cũng có nhiều kẻ nửa vời như vậy.
 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Khấu Chuẩn thương nhớ mẹ

Khấu Chuẩn thương nhớ mẹ

Ông Khấu Chuẩn(1) thuở nhỏ, tính hay du đãng, không giữ lễ phép lại thích chơi chim, chơi chó. Bà mẹ ông vốn là người nghiêm khắc, thấy con thế quở phạt luôn, mà ông vẫn không chừa.

Một hôm, ông bỏ học đi chơi, bà mẹ giận lắm, cầm cái quả cân ném ông, trúng phải chân, máu chảy đầm đìa… ông bị đau, ít lâu mới khỏi. Từ bấy giờ, ông không dám lêu lổng, phóng túng, chỉ chuyên cần học tập. Về sau, thi đỗ, làm quan đến tể tướng. Lúc ông quý hiển, thì mẹ ông đã tạ thế rồi. Mỗi khi ông sờ đến vết thương ở chân, thì ông lại nức nở khóc lóc và nói rằng: “Chính cái vết thương này làm cho ta nên người đây”.

Nhân Phả

Lời bàn:

Mẹ làm cho con đến chảy máu chân, đến thành vết thương cũng là quá. Nhưng chẳng qua cũng là một cơn giận dữ, bất ngờ đến nỗi thế. Chớ thực bản tâm là có ý muốn răn bảo con, cố làm cho con chừa được những nết xấu đi, thực là một bà hiền mẫu biết dạy con vậy. Còn ông Khấu Chuẩn, vì cái vết thương ấy mà thành ra học tập, trở thành một người quý hiển, mỗi khi trông thấy vết chân lại ngậm ngùi nhớ đến mẹ thì cũng là một người con khá biết nghe lời mẹ và thương mẹ suốt đời.

-----------------------------------------------------------

(1)     Khấu Chuẩn: Người đời nhà Tống đỗ tiến sĩ, làm quan đời vua Chân Tôn đến chức tể tướng, có công đánh giặc Khiết, Đan.

Chuyện cười trong ngày

Chuyện ngắn nhất và đau nhất

Hai phóng viên thuê chung một phòng đôi ở tầng 99 của khách sạn. Mới lĩnh nhuận bút, họ rủ nhau xuống quầy bar ở tầng hầm làm vài ly whisky. Thật không may, khi hai người đang trở lên phòng thì lại bị cúp điện. Thang máy không sử dụng được, đành phải leo cầu thang. Họ vừa đi vừa kể cho nhau nghe những nỗi cực nhọc đau khổ nhất trên thế gian, ngõ hầu rút ngắn quãng đường. Lên tới tầng thứ 98, một người phều phào:

- Tớ sẽ kể cho cậu nghe một chuyện mới tinh, đau hơn nhiều so với tất cả các chuyện chúng mình đã biết.

- Đã mệt hết hơi rồi còn rào đón!

- Tớ quên chìa khóa phòng ở dưới quầy bar rồi!.

Monday, April 20, 2015

Ngày 20-4-2015 - Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Câu chuyện của cây bút chì

CÂU CHUYỆN CỦA CÂY BÚT CHÌ 

 Khi ra đời, 1 cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thỏang nó nghe những ngu` thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng ko biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi ng` thợ làm bút rằng nó và anh em của nó sẽ ra sao ở bên ngòai cuộc sống rộng lớn kia.

Ngườ thợ làm bút mỉm cười. Ông nói: 

-Có 5 điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm dược thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất. 

“Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay 1 ng` nào đó và giúp họ làm việc. 

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưnng phải như thê cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. 

Thứ ba: nếu cháu viết sai 1 lỗi cháu hãy nhớ để sửa lại được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những ng` dùng cháu ko phải là nước sơn bên ngòai cháu mà là những gì bên trong cháu đấy. 

Và cuối cùng, trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.”

Tri Kiến Giác Ngộ, Minh Triết Trong Đời Sống

VẼ RỒNG

 Tất cả người Nhật đều biết họa sĩ đại tài Kano Tanyu mà tác phẩm của ông ngày nay vẫn còn ở chùa Diệu Tâm. Đây là câu chuyện lúc ông vẽ bức tranh con rồng vĩ đại trên trần chánh điện ngôi chùa. Đây là kiệt tác của ông và là một trong những kho tàng nghệ thuật của thế giới. Vào lúc mà trụ trì của chùa Diệu Tâm là Thiền sư Ngu Đường được nhiều người ca tụng, nổi danh là thầy thiên hoàng. Sư nghe nói rằng con rồng do Tanyu vẽ thực đến nỗi cái trần nhà được vẽ trên đó đã bất ngờ sập xuống, có người nói rằng ấy là do con rồng vẫy đuôi.

Khi người ta tranh luận về bức tranh con rồng, Thiền sư Ngu Đường đến nhà họa sĩ và bảo rằng: “Nhân dịp đặc biệt này, tôi đặc biệt muốn có bức tranh vẽ con rồng sống.” Tự nhiên họa sĩ khựng lại và nói: “Đây là điều bất ngờ nhất. Sự thật, tôi rất hổ thẹn mà nói rằng tôi chưa bao giờ thấy một con rồng sống,” phải từ chối sự tin cậy này. Tuy nhiên, Thiền sư đồng ý rằng thật là phi lý mong có một bức tranh vẽ con rồng sống từ một hoạ sĩ chưa từng thấy nó bao giờ, nhưng lại bảo họa sĩ rằng hãy cố nhìn thấy một con càng sớm càng tốt. Họa sĩ lấy làm lạ hỏi: “Người ta có thể thấy rồng sống ở đâu? Chúng ở chỗ nào?” “Chẳng có chi. Ở chỗ tôi có một số. Hãy đến xem và vẽ một con.” Tanyu vui vẻ đi với sư, và khi đến liền hỏi: “Đây tôi đã đến để xem rồng. Nào, chúng ở đâu?” Thiền sư đưa nắt nhìn quanh căn phòng, đáp: “Nhiều lắm đây này; anh có thấy không? Đáng thương thay!” Họa sĩ cảm thấy đầy hối tiếc, và kết quả đã tu tập Thiền cần mẫn với Quốc sư Ngu Đường trong hai năm kế đó. Một hôm có việc xảy ra, họa sĩ kích động vội vã chạy thẳng đến Thiền sư, nói: “Nhờ ơn thầy hôm nay con đã thấy hình con rồng sống.” “Ồ, anh đã thấy ư? Tốt. Nhưng hãy nói tôi nghe tiếng ngâm của nó như thế nào?” Với câu chất vấn này, họa sĩ lại bị lạc mất, và anh ta lại mất thêm một năm nữa để tu luyện tâm linh. Những gì họa sĩ vẽ vào cuối năm ấy là con rồng ở chùa Diệu Tâm, một tuyệt tác vô song trong lịch sử nghệ thuật, phi thường trong kỹ thuật nhưng sức sống mà nghệ sĩ đã truyền vào đó còn phi thường hơn nhiều.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Mã viện

Mã Viện

Mã Viện mồ côi từ thuở nhỏ, tình cảnh rất nghèo khổ mà thật là người có chí lớn. Thường khi nói chuyện, Mã Viện cho rằng: Làm trai lúc cùng khổ, chí càng phải bền khi tuổi tác khí càng phải hăng.

Mã Viện ra công, ra sức cày cấy, chăn nuôi, không bao lâu giàu có hàng ức triệu. Mà hình như chưa được phỉ chí, thường nói với người ta rằng: “Phàm làm nên giàu, mà có biết đem của thí chẩn cho người khốn cùng, thì mới là quí. Bằng không, thì chỉ làm tôi tớ đồng tiền, suốt đời canh giữ đồng tiền, chớ có ích gì.”

Sau Mã Viện đem hết tiền của chẩn cấp cho người nghèo, rồi ra làm quan giúp vua Quang Vũ nhà Hán. Tuổi bấy giờ đã già, mà cứ hay xin đi đánh Nam, dẹp Bắc. Mỗi khi thắng trận trở về, họ hàng bà con ra chào mừng đón rước thì Mã Viện nói rằng:

- Làm tài trai nên chết ở chốn biên thuỳ, lấy da ngựa bọc thây mà chôn mới là đáng trọng; chớ ốm nằm xó giường, chết ở trong tay lũ trẻ nâng đỡ, thì có hay gì.

Lời bàn:

Đối với nước Việt Nam ta, Mã Viện là một người cừu địch, đáng ghét. Nhưng ta cũng không nên, vì ghét mà không biết đến cái hay của người. Như Mã Viện mồ côi nghèo khổ mà trở nên giầu có, là người có chí lập thân đáng khen. Giàu có mà biết dùng của, đem của cấp cho kẻ khốn cùng, lại là người có chí cứu khổ đáng trọng. Có tuổi mà vẫn đem thân ra chốn chiến trường để tận trung báo quốc lại là một người có chí ái quốc đáng phục, thật không phụ cái tiếng anh hùng. Một người cùng khổ yếu đuối mà làm nên phú quí, lúc phú quí lại hiểu được cái nghĩa phú quí nên làm thế nào, thực rất đáng làm gương cho cả mọi người!

Chuyện cười trong ngày

Ăn Gì Không Chết ?

(Chuyện bên Việt Nam)

Một gia đình cán bộ buổi tối ngồi nói chuyện với nhau, vợ bảo chồng:

- "Ăn uống phải cẩn thận, thời buổi này thực phẩm độc hại nhiều quá!" 

Ông chồng liền đáp: "Hay ta chỉ ăn cơm với cá thôi! Thịt thì. .. lở mồm long móng, H5N1, tăng trọng, phoóc-môn ..."

Vợ không chịu nói: "Không được đâu! Cá thì bị ướp... u rê! Hay ta chuyển sang... ăn chay!" 

Ông chồng lo lắng: "Ăn chay cũng chết, rau thì dư lượng thuốc trừ sâu, nước tương thì chứa 3-MCPD, gây ung thư..." 

Vợ buồn bã thở dài: "Ăn gì cũng... chết! Biết ăn cái gì đây?" 

Thằng con ngồi nghe bố mẹ nói chuyện từ nãy đến giờ liền góp ý: "Theo con, chỉ có... 'ăn hối lộ' là không chết! Con thấy người ta chỉ bị. .. 'nghiêm khắc phê bình' hoặc. .. 'hưởng án treo' là cùng! Hay ta chuyển sang ăn hối lộ đi bố mẹ nhé!"

Sunday, April 19, 2015

Ngày 19-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Nếu không có tình yêu

Nếu Không Có Tình Yêu 

Ngày ấy, tôi dạy mẫu giáo tại một ngôi trường nhỏ nằm gọn trong khuôn viên của một tòa nhà ba tầng xinh đẹp. Mỗi sáng, cứ đúng 9 giờ, tất cả học sinh lại tụ tập trong căn phòng lớn, bắt đầu một ngày mới bằng bài thể dục đầu giờ. Hơn 50 đứa trẻ, 3 đến 6 tuổi, ngồi san sát trên những chiếc ghế xinh xinh đủ màu đặt trên tấm thảm dày. Những gương mặt thơ ngây bừng sáng khi chúng háo hức hát vang những bài ca, cùng chia sẻ cho nhau về mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống. .. 

Một buổi sáng, cô hiệu trưởng gặp toàn thể học sinh trong căn phòng lớn và thông báo :' Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành một thí nghiệm mới'. Cô giơ cao hai cây thường xuân bé xíu đựng trong hai cái chậu con giống hệt nhau. ' Chúng ta có hai cây con trông chúng giống hệt nhau đúng không? '.  Tất cả bọn trẻ,  tò mò nhìn vào hai chậu cây, đồng thanh đáp :' Dạ phải '. ' 

Chúng ta sẽ nuôi dưỡng hai cây con này với cùng chế độ ánh sáng,  cùng chế độ tưới nước,  nhưng. ..với sự chăm sóc khác nhau '. Cô nói tiếp :' Chúng ta sẽ theo dõi xem, điều gì sẽ xãy ra khi đặt một cây trong nhà bếp, cách xa chúng ta, một cây ngay tại đây, trong phòng này, trên lò sưởi '. Sau khi đặt một chậu trên mép lò sưởi, cô hiệu trưởng dắt bọn trẻ vào bếp, đặt chậu cây còn lại lên quầy. Sau đó cô dẫn những đứa trẻ với những đôi mắt mở to vì bỡ ngỡ trở lại căn phòng lớn. 'Chúng ta sẽ đối xử với cây như với một người bạn. Trong vài tháng tới, mỗi ngày chúng ta sẽ hát cho cây thường xuân nghe. Chúng ta sẽ nói cho bạn ấy biết bạn ấy xinh đẹp như thế nào và chúng ta yêu quí bạn ấy biết bao. Chúng ta luôn chúc bạn ấy mọi điều tốt đẹp. ..' Một bé gái giơ tay :' Nhưng thưa cô, thế còn cái cây trong bếp thì sao ?'. Cô hiệu trưởng mỉm cười thích thú ' Chúng ta sẽ dùng cây ấy làm cây 'đối chứng' trong thí nghiệm tuyệt vời của chúng ta.  Theo các em chúng ta phải làm gì ?' ' Chúng ta sẽ không nói chuyện với nó ?' ' Đúng, dù chỉ một lời thì thầm '.

 ' Chúng ta sẽ không gởi cho nó lời chúc tồt đẹp nào '.

 ' Đúng, và chúng ta xem chuyện gì sẽ xãy ra..'

 Bốn tuần sau mắt của tôi cũng mở to ngạc nhiên như bọn trẻ. Cây thường xuân trong bếp yếu ớt, mảnh khảnh và chẳng lớn được tí nào. Còn chậu cây đặt trong phòng lớn, được bao bọc bởi những lời yêu thương êm dịu, được bọn trẻ hát cho nghe mỗi ngày, đã lớn gấp ba với những chiếc lá xanh biếc tràn đầy nhựa sống. ..Để chứng minh kết quả của cuộc thí nghiệm và cũng để lau khô nước mắt của những đứa trẻ nhạy cảm, lo lắng cho số phận của cây thường xuân kia,  cô hiệu trưởng giải thoát cho cảnh lẻ loi của chậu cây thứ hai trong bếp và mang đặt nó trong phòng lớn, bên cạnh chậu thứ nhất. Ba tuần sau, chậu cây thứ hai đã bắt kịp chậu cây thứ nhất. Bốn tuần sau, chúng cùng lớn mạnh như nhau. ..Tôi ghi nhớ mãi bài học này và tự đúc kết cho mình một câu kết luận: Không ai, không vật gì lớn lên được nếu không có tình yêu...

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

LẠC THÚ TRONG NÚI SÂU



Ngày xưa, khi vua Cao Tông nhà Đường ở Trung quốc hỏi một hiền triết tu Đạo trên núi: “Hiền giả lúc nào cũng sống trong núi sâu. Ở những nơi như thế có lạc thú gì?”

Vị sơn nhân đáp bằng bài thơ sau đây:

 Trong núi có những gì ?

 Trong núi lắm mây trắng.

 Nhưng muốn thưởng thức nó,

 Bệ hạ phải thân hành,

 Tôi không thể đem được

 Mây lành về đây dâng.



Hoàng đế hỏi:

- Trong núi có những lạc thú gì?

- Tâu Hoàng thượng, trong núi sâu là lũ mây trắng tìm đến từ lâu. Sáng chiều vây quanh tôi, đem lại cho tâm tôi sự an tĩnh. Nhưng đây là niềm vui một mình tôi, bởi vì nó là cái gì chính mình phải kinh nghiệm lấy. Ôi lũ mây trắng! Tôi muốn bỏ chúng nó vào hộp đem dâng cho ngài, nhưng không thể làm được. Người ta không thể bắt mây đem cho người khác, thật là không may.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Tinh mẹ con của loài vượn

Tình mẹ con của loài vượn

Ở đất Vũ Bình(1) có giống vượn lông đỏ, nõn như tơ trông xa nhấp nhánh rất là đẹp mắt. Có hai mẹ con vượn, mẹ thì khôn ngoan, tai quái, con thì ngây ngô, nhẹ dạ, nhưng lúc nào cũng đi liền bên vượn mẹ. Người đi săn không thể nào nhử mồi đánh bẫy được, mới lấy thuốc độc xát đầu mũi tên, rình lúc vượn mẹ vô ý thì bắn. Vượn mẹ biết mình không thể sống được, vắt sữa ra cho con uống, xong rồi lăn ra chết. Người đi săn quay về phía vượn con, cầm roi quật vào cái xác vượn mẹ. Vượn con thấy, kêu gào thương xót, chạy lại gần, người đi săn bắt sống được. Lúc về nhà, cứ đêm đêm, vượn con nằm phục bên xác mẹ thì mới yên; đôi khi lại ôm lấy kêu gào vật vã rất thảm thiết. Được mấy hôm vượn con cũng chết.

Than ôi! Vượn là giống vật còn biết thương mẹ, liều chết với mẹ, huống chi là giống người lại nỡ nhẫn tâm quên mẹ, phụ lòng mẹ ư!

Tống Liêm (2)

Lời bàn:

Vượn mẹ đến chết vẫn còn thương con, thực là “Người mẹ sinh ra chỉ để thương con”. Vượn con thương mẹ đến nỗi phải chết, thực là đáng khen và đáng làm gương cho những mẹ bất từ, những con bất hiếu, ở vào thời đại phong hoá suy đồi này.

-------------------------------------------

(1) Vũ Bình: Tên đất ở vào địa phận phủ Định Châu tỉnh Phúc Kiến bây giờ.

(2) Tống Liêm: Người đời nhà Minh, học giỏi, nhớ người từ lúc trẻ đến lúc già, không có hôm nào rời quyển sách văn chương dồi dào làm Sử nhà Nguyên 210 quyển.

Chuyện cười trong ngày

Đám cưới sắt

Hai người đàn ông nói chuyện với nhau:

- Này, cậu có biết thằng M. sắp kỷ niệm đám cưới sắt không?

- Lễ cưới sắt, là bao nhiêu năm kể từ ngày cưới?

- À, là 20 năm toàn ăn đồ hộp.

Saturday, April 18, 2015

Ngày 18-4-2015 Suy Niệm Trong Ngày

Chuyện ngắn - Những vết đinh

NHỮNG VẾT ĐINH 

Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: 'Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ'. 

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào.Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. cậu nhận thấy rằng kềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: 'Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào'. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: 'Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn nóng giận, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác.Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác.Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gắp khó khăn, cổ vũ con và luôn  sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha...'.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

MỘT GiỌT NƯỚC

Cuối thế kỷ trước, chùa Thiên Long đã được đại sư Tích Thủy làm trụ trì. Khi còn là một đệ tử trẻ, sư học đạo dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Nghi Sơn. Một hôm Nghi Sơn bảo sư đem nước cho ông tắm. Sư nhặt cái thùng đổ đi chút nước còn lại dưới đáy trước khi đem nước từ giếng đổ lại cho đầy thùng. Nghi Sơn mắng sư thậm tệ vì sư đã làng phí nước nuôi dưỡng sự sống. Chuyện này ảnh hưởng sâu xa đến nỗi sư theo đó đặt tên mình là Tích Thủy, có nghĩa là một giọt nước. Từ đó về sau sư tu tập với tinh thần tôn trọng ngay đến cả một giọt nước.

 (Bước Đầu Đọc Thiền)

Cổ Học Tinh Hoa - Họa phúc không lường

Họa phúc không lường
Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ(1) mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!”
Cách mấy tháng, con ngựa về lại quyến thêm được một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng. Ông lão nói: “Được ngựa thế mà hoạ cho tôi đấy, biết đâu!”
Từ khi được ngựa hay, con ông lão thích cưỡi, chẳng may ngã què chân. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Con què thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu!”
Cách một năm, có giặc Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ có con ông lão, vì què, không phải đi lính, mà cha con vẫn có nhau.
Hoài Nam Tử (2)
Lời bàn:
Hoạ phúc xoay vần, khó lòng biết được. Trong cái phúc, thường có cái hoạ nấp sẵn ở đấy; trong cái hoạ đôi khi lại có cái phúc nấp sẵn ở đấy. Cho nên, đối với sự hoạ phúc, ta không nên vội lấy việc chỉ có một thời mà quyết định cho là hay mãi, hay dở mãi được. Ta chỉ nên, khi gặp phúc, thì thao thủ cẩn thận, đừng có kiêu sa phóng túng, may mà giữ được phúc lâu dài; khi gặp hoạ, thì tu tỉnh lấy thân, đừng có ngã lòng, đừng có oán trách may mà qua được hoạ lại gặp được phúc chăng.

Chuyện cười trong ngày

Chuyến Bay Của Bệnh Nhân Tâm Thần

Khi bệnh viện tâm thần bốc cháy, chính phủ huy động máy bay trực thăng đến đưa các bệnh nhân đến nơi an toàn. Trong chuyến bay, những người này không ngừng la hét đạp phá.

Duy chỉ có một bệnh nhân nam im lặng và ngồi quan sát viên phi công.

Quá bực mình vì nhóm người điên ấy, viên phi công quay sang người này và nói:

- Tôi thấy anh có vẻ bình thường, anh có cách nào giúp tôi làm cho đám người phía sau im lặng một chút được không. Nếu được, tôi sẽ xin giám đốc bệnh viện cho anh xuất viện sớm.

Viên phi công vừa dứt lời thì người đàn ông lập tức quay ra phía sau. Sau 5 phút, người ấy quay lên và quả nhiên không còn tiếng động gì phía sau.

Quá ngạc nhiên, viên phi công hỏi:

- Anh giỏi quá! Làm cách nào mà anh khiến cho đám người ấy ngoan ngoãn nghe lời vậy?

- Có gì đâu, tôi vừa mở cửa cho tụi nó đi chơi hết rồi.