Saturday, February 28, 2015
Chuyện ngắn - Vẫn con hy vọng
VẪN CÒN HY VỌNG
Suốt mùa đông năm đó tôi ở làng Castelmare, một làng gần như hoàn toàn bị tàn phá ở gần Livourne (Ý) và sáng nào tôi cũng gặp bà lão Maria Bendetti. Nhỏ con, mảnh khảnh, nhăn nheo, bà đi chân không, bận một chiếc áo đen đã bạc màu, thành hung hung đỏ, đầu quấn một chiếc khăn quàng đen, lọm khọm, vai mang nặng một cái gùi đan bằng miên liễu (osier). Mặt bà tóp lại, sạm đen, tiều tụy, ưu tư, mang nhưng nét đau khổ, rầu rĩ, thất vọng. Bà bán cá, những loài cá kỳ dị mà không ngon của Địa Trung Hải, dân làng chỉ sống bằng những con cá đó với ít mì ống. Tôi đã biết làng đó thời còn thái bình, dân chúng sung sướng và vô tư lự. Bây giờ ở công trường nhỏ xíu nhà cửa đã sập hết vì bom đạn, chỉ còn một đống gạch vụn, không nghe thấy tiếng cười, tiếng nhạc như hồi xưa nữa. Không khí phảng phất mùi hương hoa trúc đào thành thử cảnh tượng thê thảm như một nghĩa địa, làm cho tôi đau lòng. Nơi đó trước kia thì thích biết bao, bây giờ chết rồi, cảnh tan hoang hoàn toàn đó thật xót xa, tuyệt vọng.
Hầu hết các thanh niên đã bỏ xứ di nơi khác. Nhưng các ông già bà cả và trẻ con còn ở lại; họ lầm lùi đi trong cảnh đổ nát như những bóng ma; có mấy chiếc thuyền và mấy chiếc lưới rách vá víu bậy bạ, họ cực khổ lắm mới kiếm được miếng ăn, chỉ vừa đủ cho khỏi chết. Trong số những người ở lại, có bà Maria. Đôi khi bà dắt theo một em gái mười tuổi, chắc là cháu bà. Gầy ốm, rách rưới, em đi chân không, lon ton bên cạnh bà, vừa đi vừa rao:
"Cá đây! Cá tươi đây ! "
Như cố làm cho người ta tin rằng cá mới ở dưới nước lên. Tôi nhận xét hai bà cháu, mà không khỏi buồn rầu, lo ngại cho họ; họ có vẻ cố bám lấy một dĩ vãng đã qua, qua hẳn rồi Quả là một ảo vọng.
Một buổi sáng, khi họ đi qua công trường tan hoang, tôi hỏi chuyện họ. Trong chiến tranh họ đã thoát chết khi bị dội bom và bây giờ họ sống trong cái hầm ở hẻm Eustacia, khu nghèo nhất của làng mà không bị tàn phá. Vì trong lòng xót xa, đâm ra bi quan, tôi hỏi bà lão :
" Tại sao bà không đi nơi khác ? ở đây còn có tương lai gì nữa đâu?.:. Tàn phá hết rồi... Hết hẳn rồi " .
Bà lão làm thinh một chút rồi chậm chạp lắc đầu: " Đây là quê hương của mình. Với lại đâu có hết hẳn " .
Rồi hai bà cháu bước đi, và tôi có cảm tưởng rằng họ vui vẻ nháy mắt với nhau, ra vẻ hóm hỉnh, biểu đồng tình. Thấy vậy tôi sinh ra tò mò. Mấy ngày sau, tôi bất giác dò xét xem họ đi đâu, không cố ý rình mò. Buổi sáng tôi thấy họ đi làm những công việc hàng ngày như mọi người, nhưng buổi chiều thì không thấy họ đâu hết. Mấy lần, sau bữa trưa, tôi đi qua hẻm Eustacia: căn phòng nhỏ của họ luôn luôn vắng tanh. Có thể rằng hai bà cháu đó không chất phác như tôi tưởng chăng? Tại sao mà buổi chiều nào cũng đi khỏi? Có làm gì ám muội không? Buôn lậu hoặc chợ đen? Vì nghi ngờ họ như vậy nên một buổi nọ, tôi bỏ hẳn giấc trưa trên bãi biển, lại hẻm Eustacia sớm hơn mọi lần. Tôi nấp dưới một cái cổng, rình căn nhà của bà lão. Tôi không phải đợi lâu. Khoảng một giờ trưa, hai bà cháu ở trong hầm bước ra, mỗi người đeo một cái giỏ không trên lưng; họ nắm tay nhau, vui vẻ, hăng hái lên đường. Tôi di theo rình họ, như một tên trộm. Hai bà cháu lách qua đám nhà cửa đổ nát. Tới đầu làng, họ tiến vào một con đường mòn cháy nắng đưa xuống lòng sông cạn khô. Tôi đứng trên cao nhìn xuống bờ sông. Tôi ngạc nhiên làm sao, thấy nhiều người cuốc đất, xúc đất trong lòng sông lởm chởm những đá. Hai bà cháu đặt giỏ xuống rồi bắt đầu làm việc. Mới đầu tôi tưởng họ tìm bảo vật vàng bạc gì đó, rồi tôi thấy đứa cháu gái xúc một giỏ cát còn bà lão lựa kỹ từng phiến đá trắng vuông vức, bỏ vào giỏ. Khi giỏ đầy rồi, họ đeo lên lưng, chậm chạp leo cái dốc dựng đứng để lên bờ .Họ đi ngang sát chỗ tôi núp. Không biết họ có nhận thấy tôi không. Nếu có thì họ cũng không để lộ cho tôi thấy. Đợi cho họ đi qua rồi, tôi mới theo dõi. Con đường đưa tới chỗ cao nhất của làng, tới một cái đồi nhỏ bao quát cả miền chung quanh. Mấy lần đi chơi, tôi chưa bao giờ bước chân tới đó: đó là nơi duy nhất không bị tàn phá. Một nhóm người trong làng đương làm việc trong một bụi cây keo (acacia). Họ nói nhỏ nhẹ với nhau, không có những cử chỉ huênh hoang mà lặng lẽ trộn hồ, dục những phiến đá nhỏ nhắn, trắng và đẹp rồi sắp với nhau, chồng lên nhau thành những bức tường của một kiến trúc rộng lớn. Mới đầu tôi chưng hửng. Rồi đột nhiên tôi đoán được mục dịch của họ, họ tính xây cất cái gì. Tôi nghẹt thở. Những kẻ đó chỉ có mỗi một cái nhà đủ che mưa che nắng còn bao nhiêu đã mất hết, những ông già bà cả và trẻ con đó mà tôi tưởng chỉ là những bóng ma bất lực, hư ảo, vật vờ đã quyết tâm làm một công tác tập thể đầu tiên là tự lực xây cất một giáo đường mới mẻ, lộng lẫy. Không phải một nhà thờ nhỏ xấu xí tạp nhạp đâu, mà một chỗ thờ phượng qui mô, đẹp đẽ hơn tất cả những giáo đường cũ trong miền.
Bà lão và đứa cháu trút giỏ cát, đá xuống, nghỉ một chút để thở rồi lại trở xuống lòng sông. Khi đi ngang qua sát tôi, mồ hôi nhễ nhại trên trán, bà lão ngó lén tôi , cặp mắt đen và nghiêm nghị của bà có vẻ tươi cười dịu dàng mà bí mật, bề ngoài thì bình tĩnh mà bề trong thì ranh mãnh một cách hiền từ. Bà có vẻ như bảo:
"Sao? Có thực là tương lai của tụi tôi dã hết hẳn chưa?"
Tất cả cuộc đời của bà hiện rõ trong vẻ nhìn đó, từ dĩ vãng, hiện tại tới tương lai. Một cuộc dời can đảm, nhẫn nại, một lòng tin tưởng bền bỉ, không gì lay chuyển nổi, một ý chí cam nhận cái gì không tránh được, nhất là quyết tâm tin tưởng. Tôi xấu hổ đứng trân trân ra đó trong khi hai bà cháu đi khuất trong đường mòn. Nghĩ rằng mình đã để cho niềm thất vọng lôi cuốn, tôi thấy đau nhói ở trong tim như có mũi dao đâm vào đó. Ừ thì tan hoang, đổ nát đấy nhưng đã làm sao? Nếu những người già lọm khọm như vậy và những người trẻ măng như vậy mà còn có lòng tin tưởng mãnh liệt như vậy thì thế giới vẫn còn có thể hy vọng được, hy vọng được ở tất cả. Tôi đứng trên đồi một hồi lâu. Sau cùng khi tôi xuống đồi, lòng đã bình tĩnh, phấn khởi rồi thì ngôi sao Hôm hiện lên, tuy còn lờ mờ nhưng đã lấp lánh trên nền trời vô biên, và làng xóm chìm lần sau làn sương nhẹ từ biển bốc lên. Nhưng ở "cái nơi tâm linh còn bừng bừng đó", tôi thấy tất cả các ngọn lửa chiếu ra rực rỡ.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
CON ĐƯỜNG HẦM
Zenkai là con trai của một samurai, du hành đến Edo và trở thành kẻ hộ vệ cho một viên chức cao cấp ở đó. Anh ta bỗng yêu người vợ của viên chức đó và bị khám phá. Để tự vệ, anh ta giết viên chức rồi cùng với người vợ kia đào tẩu.
Về sau cả hai trở thành những tên ăn cắp. Nhưng người đàn bà quá tham lam đến nỗi khiến Zenkai ghê tởm. Cuối cùng anh ta bỏ người đàn bà đó, đi đến tỉnh Buzen xa xôi, nơi đây anh ta trở thành một kẻ ăn mày lang thang.
Để chuộc phần nào tội lỗi trong qúa khứ, Zenkai quyết tâm làm một việc thiện trong đời mình. Biết có một đoạn đường nguy hiểm đi qua dốc đá đã gây thương tích và làm chết nhiều người, Zenkai quyết định đào một con đường hầm thông qua vùng núi đó.
Ban ngày Zenkai đi xin ăn, ban đêm đào núi. Ba mươi năm trôi qua, con đường hầm dài 695 mét, cao 6 mét và rộng 9 mét.
Hai năm trước khi việc làm hoàn tất, thì người con trai của viên chức bị giết, là một kiếm sĩ tài ba, tìm ra Zenkai và đến giết để trả thù cha.
Zenkai nói: “Tôi sẽ tự nguyện dâng mạng sống này cho anh, nhưng hãy để tôi làm xong việc này đã. Đến ngày tôi đào xong, anh có thể giết tôi.”
Vì thế người thanh niên chờ cái ngày đó. Nhiều tháng trôi qua, Zenkai tiếp tục đào. Người thanh niên trở nên chán nản vì không có gì để làm và anh ta bắt đầu giúp Zenkai đào đường. Sau khi giúp hơn một năm, anh ta ngưỡng mộ ý chí kiên cường và cá tánh mãnh liệt của Zenkai.
Cuối cùng con đường hầm đã xong, người ta có thể sử dụng và qua lại an toàn.
“Việc của tôi đã xong, bây giờ hãy chém đầu tôi đi,” Zenkai nói.
“Làm sao con có thể chém đầu thầy được, người thanh niên nói qua làn nước mắt.”
(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Cổ Học Tinh Hoa - Lẽ sống chết
Lẽ sống chết
Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!
Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Tử: “Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết có nên không?”.
Dương Tử nói: “Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?”.
- Thế cầu sống có nên không?
- Lẽ nào sống lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yêu thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay; thân thể an nguy xưa cũng như nay; việc đời vui khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay; cái gì cũng đã nghe thấy, đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán, huống còn cầu lấy sống lâu để cho khổ làm gì?”.
Mạnh Tôn Dương nói: “Nếu như thế, thì chóng chết còn hơn là sống lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có thỏa không?”.
Dương Tử nói: “Không phải thế. Đã sinh ra đời thì lúc sống cứ tự nhiên mặc, muốn làm gì thì làm, cho đến lúc chết. Lúc sắp chết, cũng tự nhiên mặc, muốn hóa ra gì thì hóa cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không, hà tất phải quan tâm sống lâu hay chóng chết làm gì?”.
Dương Tử[1]
Lời bàn:
Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!
Thà rằng: Từ lúc sống đến lúc chết, việc mình, mình làm, còn ngoại giả phó mặc ở sự tự nhiên cho gọi là số, là mệnh, là tạo hóa cũng không cần. Thói đời, thường tình vẫn tham sống, sợ chết. Nhưng chết, vị tất là khổ hẳn. Mà sống, cũng không ai bảo là toàn sướng được! Như xưa có kẻ sống hơn trăm tuổi, ai chẳng cho sống lâu là quý! Thế mà người ấy thường vẫn ta thán rằng: “Sống làm chi cho nhục!”. Sống lâu cho vô ích mà chỉ trông nhiều cảnh tang thương thì có hay gì.
Thích Nghĩa
[1] Dương Tử: Người thời Chiến Quốc tên là Tử Cư, tôn chỉ học thuyết là: “Mất một cái lông mà lợi thiên hạ cũng không cho, được cả thiên hạ phụng sự một mình cũng không làm, người nào cũng không chịu thiệt, người nào cũng không ham lợi thì thiên hạ tự nhiên thái bình”. Học thuyết ấy rất thịnh hành thời Chiến Quốc và người đời bây giờ cho là học thuyết “Vị ngã”.
Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!
Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Tử: “Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết có nên không?”.
Dương Tử nói: “Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?”.
- Thế cầu sống có nên không?
- Lẽ nào sống lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yêu thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay; thân thể an nguy xưa cũng như nay; việc đời vui khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay; cái gì cũng đã nghe thấy, đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán, huống còn cầu lấy sống lâu để cho khổ làm gì?”.
Mạnh Tôn Dương nói: “Nếu như thế, thì chóng chết còn hơn là sống lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có thỏa không?”.
Dương Tử nói: “Không phải thế. Đã sinh ra đời thì lúc sống cứ tự nhiên mặc, muốn làm gì thì làm, cho đến lúc chết. Lúc sắp chết, cũng tự nhiên mặc, muốn hóa ra gì thì hóa cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không, hà tất phải quan tâm sống lâu hay chóng chết làm gì?”.
Dương Tử[1]
Lời bàn:
Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!
Thà rằng: Từ lúc sống đến lúc chết, việc mình, mình làm, còn ngoại giả phó mặc ở sự tự nhiên cho gọi là số, là mệnh, là tạo hóa cũng không cần. Thói đời, thường tình vẫn tham sống, sợ chết. Nhưng chết, vị tất là khổ hẳn. Mà sống, cũng không ai bảo là toàn sướng được! Như xưa có kẻ sống hơn trăm tuổi, ai chẳng cho sống lâu là quý! Thế mà người ấy thường vẫn ta thán rằng: “Sống làm chi cho nhục!”. Sống lâu cho vô ích mà chỉ trông nhiều cảnh tang thương thì có hay gì.
Thích Nghĩa
[1] Dương Tử: Người thời Chiến Quốc tên là Tử Cư, tôn chỉ học thuyết là: “Mất một cái lông mà lợi thiên hạ cũng không cho, được cả thiên hạ phụng sự một mình cũng không làm, người nào cũng không chịu thiệt, người nào cũng không ham lợi thì thiên hạ tự nhiên thái bình”. Học thuyết ấy rất thịnh hành thời Chiến Quốc và người đời bây giờ cho là học thuyết “Vị ngã”.
Chuyện cười trong ngày
Kinh Nghiệm
Viên cai ngục hỏi một tù nhân mới:
- Tại sao ông vô đây?
Tù nhân đáp:
- Lỗi tại sự thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ.
Cai ngục ngạc nhiên hỏi lại:
- Ơ! Ông nói đùa đấy à? Ông đã gần 70 tuổi rồi kia mà!
Tù nhân đáp:
- Phải. Nhưng ý tôi muốn nói là ông luật sư bênh vực cho tôi năm nay mới được 25 cái xuân xanh!
Viên cai ngục hỏi một tù nhân mới:
- Tại sao ông vô đây?
Tù nhân đáp:
- Lỗi tại sự thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ.
Cai ngục ngạc nhiên hỏi lại:
- Ơ! Ông nói đùa đấy à? Ông đã gần 70 tuổi rồi kia mà!
Tù nhân đáp:
- Phải. Nhưng ý tôi muốn nói là ông luật sư bênh vực cho tôi năm nay mới được 25 cái xuân xanh!
Friday, February 27, 2015
Chuyện ngắn - Cô bé có một bông hồng
Cô bé có một bông hồng
John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa từng gặp, một cô gái với một bông hoa hồng. 13 tháng trước đây trong một thư viện ở Florida, khi nhấc một cuốn sách ra khỏi kệ anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dung cuốn sách mà vì những dòng chữ viết bằng bút chì bên lề cuốn sách. Những hàng chữ mềm mại với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Bên trong bìa cuốn sách, nơi ghi tên người mượn, anh tìm ra tên chủ nhân của hàng chữ, đó là Hollis Maynell. Cô gái sống ở thành phố New York.
Sau đó anh viết cho cô gái một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả lời, nhưng ngay hôm sau anh đã phải lên tàu ra nước ngoài tham gia cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong vòng một năm và một tháng sau đó hai người dần dần tìm hiểu nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái gửi cho mình một tấm hình nhưng cô từ chối. Cô cho rằng nếu chàng thực lòng thì diện mạo của cô đâu có quan trọng gì. Cuối cùng đến ngày anh từ châu Âu trở về, họ hẹn gặp nhau lần đầu tại nhà ga trung tâm thành phố New York. Cô gái viết: “Anh sẽ nhận ra em là người có một bông hồng trên ve áo”.
Khi đó, tôi thấy một người con gái bước lại phía tôi, cô ấy có một thân hình mảnh mai thon thả. Những cuộn tóc vàng loăn xoăn bên vành tai nhỏ nhắn. Cặp mắt cô ấy xanh như những đoá hoa. Đôi môi và cằm cô ta có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng. Trong chiếc áo vét màu xanh nhạt cô gái trông như mùa xuân đang tới. Tôi tiến lại phía cô gái và hoàn toàn không để ý là cô ấy không có bông hồng trên ve áo. Khi tôi bước tới, cô gái nở một nụ cườđẫịu dàng hấp dẫn trên vành môi và nói nhỏ: “Đi cùng em chứ, chàng thuỷ thủ?”. Khi ấy gần như không tự chủ được, tôi bước thêm một bước nữa lại phía cô gái, và đúng lúc ấy tôi nhìn thấy Hollis Maynell với bông hồng đứng ngay sau cô ấy. Đó là một người phụ nữ đã ngoài 40 tuổi. Bà ta có mái tóc màu xám bên trong một chiếc mũ đã cũ. Bà ta có một thân hình nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp. Khi đó cô gái trong chiếc áo màu xanh vội vã bước đi. Tôi có cảm giác dường như con người tôi lúc đó bị chia làm hai, một nửa đang muốn được đi theo cô gái và nửa còn lại hướng tới người đàn bà mà tâm hồn đã thực sự chinh phục tôi. Và bà ta đứng đó, khuôn mặt béo tốt với làn da nhợt nhạt nhưng hiền lành và nhạy cảm. Khi đó bỗng nhiên tôi không còn lưỡng lự nữa. Tay tôi nắm chặt cuốn sách nhỏ cũ kỹ giống như cuốn sách trong thư viện trước đây để cô gái có thể nhận ra tôi. Đây không phải là tình yêu nhưng là một cái gì đó rất đáng quý, một cái gì đó thậm chí có thể còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà tôi luôn luôn và mãi mãi biết ơn. Tôi đứng thẳng chào người đàn bà, chìa cuốn sách ra và nói, mặc dù khi nói tôi cảm thấy giọng mình nghẹn lại vì cay đắng và thất vọng: “Tôi là trung uý John Blanchard và xin phép được hỏi đây chắc là cô Maynell? Tôi rất vui mừng là cô đã đến đây gặp tôi hôm nay. Tôi muốn mời cô dùng cơm tối có được không?”. Người phụ nữ nở một nụ cười bao dung và trả lời: “Ta không biết việc này như thế nào con trai ạ, nhưng cô gái trẻ mặc chiếc áo vét màu xanh vừa đi kia đã năn nỉ ta đeo đoá hoa hồng này trên ve áo. Cô ấy nói nếu anh có mời ta đi ăn tối thì nói rằng cô ấy đang đợi anh ở nhà hàng lớn bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm gì đó.”
Người ta chỉ có thể nhận ra bản chất thật sự của trái tim khi phải đối mặt với những điều không như ý muốn.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
NGU ĐƯỜNG VÀ HOÀNG ĐẾ
Nhật hoàng Goyozei học Thiền với Thiền sư Ngu Đường. Thiên hoàng hỏi: “Thiền nói chính tâm này là Phật, có phải không?”
Ngu Đường đáp: “Nếu tôi nói phải, hoàng thượng sẽ nghĩ rằng mình hiểu mà không hiểu. Nếu tôi nói không, tôi sẽ mâu thuẫn với một sự kiện mà nhiều người hiểu rất rõ.”
Hôm khác hoàng đế lại hỏi: “Người ngộ đạo sẽ đi đâu khi chết?”
Ngu Đường đáp: “Tôi không biết.”
Hoàng đế hỏi: “Tại sao thầy không biết?”
Ngu Đường đáp: “Bởi vì tôi chưa chết.”
Hoàng đế do dự muốn hỏi thêm vễ những điều tâm chưa nắm được. Vì vậy Ngu Đường lấy tay đập xuống sàn nhà như để đánh thức hoàng đế, và hoàng đế giác ngộ!
Sau khi giác ngộ, hoàng đế càng kính trọng Thiền và lão sư Ngu Đường hơn, còn cho phép Ngu Đường được đội mũ trong hoàng cung vào mùa đông. Khi Ngu Đường hơn tám mươi tuổi, thường hay ngủ gục trong khi thuyết pháp, và hoàng đế lặng lẽ lui sang phòng khác để vị lão sư có thể hưởng được những gì còn lại mà tấm thân đòi hỏi .
(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Cổ Học Tinh Hoa - Vẽ gì khó
Vẽ gì khó
....Chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh tướng lắm. Ta phải trọng những người quý thực tế, biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ở đám bình dân mộc mạc quê mùa, mà có bao nhiêu người trung, hiếu, tiết nghĩa, dũng cảm, hào hiệp, hơn là hạng tục học, vẽ ma, vẽ quỷ… loè đời mà kỳ thực tự tư, tự lợi, có hại không thể nói hết được.
Có người thợ, vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh. Vua hỏi: “Vẽ cái gì khó?”
Thưa: “Vẽ chó, vẽ ngựa khó”.
- Vẽ cái gì dễ?
- Vẽ ma, vẽ quỉ dễ.
- Sao lại thế?
“Chó ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống thì người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quỉ là giống vô hình, không ai trông thấy, tuỳ ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ ai bẻ, cho nên dễ vẽ”.
Người nào bỏ những công việc thiết thực bình thường, chỉ chăm làm những công việc kì dị, quái gở để loè thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẻ quỉ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.
Lời bàn:
Trong bài nói chó, ngựa, mà thực bao rộng cả những vật hữu hình, mắt có thể trông thấy; chỉ nói ma quỷ, mà thực bao rộng cả những vật vô hình trí não tưởng tượng ra. Một đằng vẽ vật hữu hình là chép lại, một đằng vẽ vật vô hình là bày ra; ai chẳng cho chép dễ hơn bày. Nhưng xét thực, chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh tướng lắm. Ta phải trọng những người quý thực tế, biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ở đám bình dân mộc mạc quê mùa, mà có bao nhiêu người trung, hiếu, tiết nghĩa, dũng cảm, hào hiệp, hơn là hạng tục học, vẽ ma, vẽ quỷ… loè đời mà kỳ thực tự tư, tự lợi, có hại không thể nói hết được.
Chuyện cười trong ngày
Không Có Cá Mập
Hai anh chàng rủ nhau đi bơi ở gần cửa sông sát bờ biển. Một trong hai anh chàng hỏi một ông đang ngồi câu cá ở đó:
- Ông ơi, ở đây có cá mập không?
Ông già liền đáp:
- Không có!
Anh chàng kia bơi được một lúc nhưng vẫn chưa yên tắm lắm nên lại hỏi ông già:
- Có thật ở đây không có cá mập chứ?
Ông già trả lời ngay không chút đắn đo:
- Đúng là như vậy! Cá mập đã sợ bỏ chạy đi hết từ ngày ở đây có cá sấu!
Hai anh chàng rủ nhau đi bơi ở gần cửa sông sát bờ biển. Một trong hai anh chàng hỏi một ông đang ngồi câu cá ở đó:
- Ông ơi, ở đây có cá mập không?
Ông già liền đáp:
- Không có!
Anh chàng kia bơi được một lúc nhưng vẫn chưa yên tắm lắm nên lại hỏi ông già:
- Có thật ở đây không có cá mập chứ?
Ông già trả lời ngay không chút đắn đo:
- Đúng là như vậy! Cá mập đã sợ bỏ chạy đi hết từ ngày ở đây có cá sấu!
Thursday, February 26, 2015
Chuyện ngắn - Cái gương vùng Matsu-Yama
Cái gương vùng Matsu-Yama
(Truyện cổ Nhật Bản)
Tại vùng núi Matsu-Yama hẻo lánh, tỉnh Echigo, có đôi vợ chồng trẻ sống với nhau. Họ sinh được một đứa con gái. Hai người rất mực thương con.
Một dạo, người bố lên kinh đô có việc. Khi trở về, anh tặng vợ một cái hộp bằng gỗ trắng rất nhẵn. Mở hộp ra, chị thấy có một mảnh kim khí tròn; một mặt thì trắng như bạc khảm, điểm những nét vẽ hình chim và lá; còn mặt kia thì sáng như thủy tinh. Chị vợ xem, lấy làm thích thú và lạ lùng vì thấy trong đáy gương có một khuôn mặt xinh đẹp với đôi môi hồng và đôi mắt sáng như đang mỉm cười với mình.
Anh chồng giải thích cho chị hiểu đó là cái gương. Khuôn mặt người phụ nữ trong ấy chính là khuôn mặt chị được phản ánh vào. Ở thành thị, mọi người đều có một cái như thế này, còn ở đây chưa ai trông thấy.
Chị vợ say mê với món quà. Lần đầu tiên được thấy cái gương và cũng là lần đầu tiên chị thấy khuôn mặt xinh đẹp của mình. Chị đem ra dùng xong lại cất ngay nó vào hộp cẩn thận cùng với những thứ quý giá khác.
Mấy năm trôi qua. con gái ngày càng lớn, giống mẹ như đúc. Cô bé rất dễ yêu, ngoan ngoãn, được mọi người thương mến. Nhớ lại mình đã có lúc kiêu hãnh vì tự biết có sắc đẹp, người mẹ bèn cất chiếc gương rất kỹ, sợ rằng con gái soi gương rồi sẽ có ý nghĩ tự kiêu.
Một hôm, người mẹ hiền dịu ấy lâm bệnh nặng. Biết không còn sống được bao lâu nữa, bà gọi con gái đến gần và dặn dò :
-"Con gái yêu quý của mẹ, khi mẹ từ giã cõi trần này, con hãy hứa với mẹ, sớm sớm chiều chiều, soi gương này, con sẽ nhìn thấy mẹ và hiểu rằng mẹ sẽ ở mãi trong đó để phù hộ cho con".
Người mẹ lấy chiếc gương đưa cho con gái. Cô gái hứa vâng lời bà rồi khóc nức nở.
Từ đó, cô con gái ngoan ngoãn, không bao giờ quên lời trối trăn của mẹ. Niềm vui nhất của cô là ngắm hình ảnh của mẹ trong gương và nói rằng : "Mẹ ơi, hôm nay con đã làm được như mẹ mong muốn".
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
CON ĐƯỜNG HẦM
Zenkai là con trai của một samurai, du hành đến Edo và trở thành kẻ hộ vệ cho một viên chức cao cấp ở đó. Anh ta bỗng yêu người vợ của viên chức đó và bị khám phá. Để tự vệ, anh ta giết viên chức rồi cùng với người vợ kia đào tẩu.
Về sau cả hai trở thành những tên ăn cắp. Nhưng người đàn bà quá tham lam đến nỗi khiến Zenkai ghê tởm. Cuối cùng anh ta bỏ người đàn bà đó, đi đến tỉnh Buzen xa xôi, nơi đây anh ta trở thành một kẻ ăn mày lang thang.
Để chuộc phần nào tội lỗi trong qúa khứ, Zenkai quyết tâm làm một việc thiện trong đời mình. Biết có một đoạn đường nguy hiểm đi qua dốc đá đã gây thương tích và làm chết nhiều người, Zenkai quyết định đào một con đường hầm thông qua vùng núi đó.
Ban ngày Zenkai đi xin ăn, ban đêm đào núi. Ba mươi năm trôi qua, con đường hầm dài 695 mét, cao 6 mét và rộng 9 mét.
Hai năm trước khi việc làm hoàn tất, thì người con trai của viên chức bị giết, là một kiếm sĩ tài ba, tìm ra Zenkai và đến giết để trả thù cha.
Zenkai nói: “Tôi sẽ tự nguyện dâng mạng sống này cho anh, nhưng hãy để tôi làm xong việc này đã. Đến ngày tôi đào xong, anh có thể giết tôi.”
Vì thế người thanh niên chờ cái ngày đó. Nhiều tháng trôi qua, Zenkai tiếp tục đào. Người thanh niên trở nên chán nản vì không có gì để làm và anh ta bắt đầu giúp Zenkai đào đường. Sau khi giúp hơn một năm, anh ta ngưỡng mộ ý chí kiên cường và cá tánh mãnh liệt của Zenkai.
Cuối cùng con đường hầm đã xong, người ta có thể sử dụng và qua lại an toàn.
“Việc của tôi đã xong, bây giờ hãy chém đầu tôi đi,” Zenkai nói.
“Làm sao con có thể chém đầu thầy được, người thanh niên nói qua làn nước mắt.”
(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Cổ Học Tinh Hoa - Tài nghề con lừa
Tài nghề con lừa
Bài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa
Đất Kiềm(1) xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự(2) tải một ít lừa đến đấy nuôi. Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa cao lớn, lực lưỡng, tưởng loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe tiếng, thấy lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi, đá lại, quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy mừng, bụng bảo dạ rằng: “Tài nghề con lừa ra chỉ có thế mà thôi”. Rồi hổ gầm thét, chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa, đoạn rồi đi.
Liễu Tôn Nguyên(3)
Lời bàn:
Bài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa:
Nhác trông ngỡ tượng tô vàng,
Nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưa.
Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nỗi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn vẫn thường hay dùng hai chữ “Kiềm lô” (lừa đất Kiềm) để chỉ những người tài nghệ kém cỏi, không có gì lạ.
Thích Nghĩa
(1) Kiềm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) bây giờ.
(2) Hiếu sự: hay bày việc, sinh việc.
(3) Tên tự là Tử Hậu, tinh nhanh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ, làm quan Thứ sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.
Bài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa
Đất Kiềm(1) xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự(2) tải một ít lừa đến đấy nuôi. Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa cao lớn, lực lưỡng, tưởng loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe tiếng, thấy lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi, đá lại, quanh quẩn chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy mừng, bụng bảo dạ rằng: “Tài nghề con lừa ra chỉ có thế mà thôi”. Rồi hổ gầm thét, chồm lên, vồ lừa, cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa, đoạn rồi đi.
Liễu Tôn Nguyên(3)
Lời bàn:
Bài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa:
Nhác trông ngỡ tượng tô vàng,
Nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưa.
Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nỗi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn vẫn thường hay dùng hai chữ “Kiềm lô” (lừa đất Kiềm) để chỉ những người tài nghệ kém cỏi, không có gì lạ.
Thích Nghĩa
(1) Kiềm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) bây giờ.
(2) Hiếu sự: hay bày việc, sinh việc.
(3) Tên tự là Tử Hậu, tinh nhanh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ, làm quan Thứ sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.
Chuyện cười trong ngày
Keo Kiệt
Vào mùa hè nóng nực, một ông vội vã chạy đi tắm. Không may, ông đi chân không và chạy mau quá nên vấp phải cục đá ở giữa đường sứt cả móng chân. Ông vật vã lăn ra đường. Người ta chạy lại đỡ ông dậy. Thấy ông hớn hở vui cười khoan khoái, người ta hỏi:
- Tại sao ông vui như vậy?
Ôn trả lời:
- May quá, hôm nay tôi đi chân không, chứ nếu đi giầy thì đã bị trầy cả mũi giầy rồi!
Vào mùa hè nóng nực, một ông vội vã chạy đi tắm. Không may, ông đi chân không và chạy mau quá nên vấp phải cục đá ở giữa đường sứt cả móng chân. Ông vật vã lăn ra đường. Người ta chạy lại đỡ ông dậy. Thấy ông hớn hở vui cười khoan khoái, người ta hỏi:
- Tại sao ông vui như vậy?
Ôn trả lời:
- May quá, hôm nay tôi đi chân không, chứ nếu đi giầy thì đã bị trầy cả mũi giầy rồi!
Wednesday, February 25, 2015
Chuyện ngắn - Anh có giúp tôi không?
Anh có giúp tôi ?
Vào năm 1989 tại armenia có một trận động đất lớn(8,2 độ richter) đã san bằng toàn bộ đất nước và giết hại hơn 30 ngàn người chỉ trong vòng bốn phút. Giữa khung cảnh hoảng loạn đó , một người cha vội chạy đến trường học mà con ông ta theo học ....toà nhà trước kia là trường học nay chỉ còn là đống gạch vụn ,đổ nát...
Sau cơn sốc , ông nhớ lại lời hứa với con mình:"cho dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa , cha sẽ luôn ở bên con!"Và nước mắt ông lại trào ra.Bây giờ nhìn vào đống đổ nát trước đây là trường học thì không còn hi vọng , nhưng trong đầu ông lại không thể xoá đi lời hứa với con, và ông đã hành động theo những gì mà trái tim ông mách bảo. Ông cố nhớ lại cửa hành lang mà ông vẫn đưa con đi học mỗi ngày , ông nhớ rằng phòng học con trrai mình ở phía bên phải của trường .Ông vội chạy đến đó và bắt đầu đào bới.
Những người cha ,người mẹ khác cũng chạy đến ,và từ khắp nơi vang lên những tiếng kêu than:"ôi, con trai tôi!","ôi, con gái tôi!" Một số người khác với lòng tốt cố kéo ông ra khỏi đống đổ nát , họ nói:
-Đã quá muộn rồi !
-Bọn trẻ đã chết rồi!
-Ông không còn giúp được gì cho chúng nữa đâu!
Với mỗi người , ông chỉ đặt một câu hỏi :"anh có giúp tôi không ?"Và sau đó , với từng miếng gạch, ông lại tiếp tục đào bới , tìm đứa con mình . Lúc này , có cả chỉ huy cứu hoả và ông này cũng cố sức đưa ông ra khỏi đống đổ nát:
- Xung quanh đây đều đang cháy và các toà nhà đang sụp đổ .Ông đang ở trong vòng nguy hiểm.Chúng tôi sẽ lo mọi việc , ông hãy về nhà đi !
Người đàn ông chỉ hỏi lại :"ông có giúp tôi không ?'
Sau đó là những người cảnh sát, họ cũng cố thuyết phục ông :
-Mọi việc đã kết thúc , ông có hiểu không ?Ông đang gây nguy hiểm cho chúng tôi đấy , ông hãy về đi !
Đó là việc tốt nhất ông có thể làm lúc này đấy !
Và với cả họ , ông cũng chỉ hỏi ::"các anh có giúp tôi không?"
Nhưng một lần nữa , ông cũng chỉ nhận được sự từ chối!Ông lại tiêp tục một mình vì ông hiểu rằng ông phải tự mình thực hiện lời hứa với con , dù con ông còn sống hay đã mất!
Ông đào tiếp...12 giờ ...24 giờ... mảng tường cuối cùng được lật ra , dây thần kinh ông lúc nay dưồng như đang căng ra , ông đang chờ đợi điều xấu nhất...ông nghe tiếng con trai mình!Ông gọi lớn tên con: "Armand!" Tim ông như ngừng đập khi :
- Cha ơi , con đây ! Và với một giọng tự hào , cậu bé bảo:
-Con đã nói với các bạn là đừng sợ vì nếu cha còn sống , cha sẽ cứu con !Và khi cha đã cứu con thì các bạn cũng sẽ được cứu.Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng luôn ở bên con , cha còn nhớ không ? Và cha đã thực hiện được điều đó!
- Cha luôn ở bên con , con a!Nhưng cha muốn biết ở đó sao rồi?
-Tụi con còn lại 14 trên 33 cha ạ !Tụi con sợ lắm, đói , khát...nhưng bây giờ tụi con đã có cha ở đây, cha sẽ cứu bọn con , phải không cha?
- Ra đây đi con!
- Khoan đã cha! Để các bạn ra trước, con biết rằng cha sẽ không bỏ rơi con. Có chuyên gì xảy ra con cũng biet rằng cha luôn bên cạnh con .
Một cách tin tưởng , cậu bé nói với cha !
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
NHỮNG NGƯỜI LÍNH CỦA LÒNG NHÂN TỪ
Một hôm một sư đoàn quân Nhật tập trận giả. Một số sĩ quan thấy cần phải đặt tổng hành dinh của họ trong ngôi chùa của Nga Sơn.
Nga Sơn bảo người nấu ăn: “Hãy cho các sĩ quan đó ăn những món đơn giản như chúng ta.”
Điều này làm cho các quân nhân đó tức giận, vì họ thường được biệt đãi. Một người đến nói với Nga Sơn: “Thầy nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là những người lính, hy sinh tánh mạng cho quốc gia. Tại sao thầy không đối xử chúng tôi cho hợp cách?”
Nga Sơn nghiêm nghị trả lời: “Anh nghĩ chúng tôi là ai ? Chúng tôi là những người lính của lòng nhân từ, mục đích là độ tất cả chúng sinh.”
(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Cổ Học Tinh Hoa - Lợn mẹ giết lợn con
Lợn mẹ giết lợn con
Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau mà lúc hợp, lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ.
Họ Tử Xa(1) có con lợn nái sắc đen tuyền đẻ một lứa ba con, hai con đen tuyền, một con loang lổ. Lợn nái nuôi hai con lợn con giống mình rất chăm chỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sợ. Còn con lợn loang lổ khác mình thì ghét bỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mới thôi.
Tử Hoa Tử nói: “Gớm thay tâm thuật(2) hay chuyển di(3). Mắt đã mờ về kẻ giống mình hay khác mình, thì bụng sanh ngay ra có kẻ yêu, kẻ ghét. Đã ghét, đến con ruột đẻ ra mà cũng hại cả con mà không hối huống chi là người khác máu với mình. Người đời lúc bình cư thì âu yếm thân thiết, thề ước cùng nhau tưởng keo sơn cũng không bằng. Khi lâm đến thế lợi(4), chỉ chênh nhau bằng sợi tơ sợi tóc, thì mặt đã đổi sắc, cơn giận nổi lên và tìm cách tàn hại nhau ngay lập tức. Gớm thay! Tâm thuật chuyển di, tưởng chẳng khác gì con lợn nái.
Tử Hoa Tử
Lời bàn:
Thói thường, đồng chủng đồng tông, hay đồng tình, đồng chí thì ưa nhau, mến nhau, còn ngoại giả, thì đem bụng ngờ vực, ghen ghét, coi người ta như cừu địch cả, thực là hẹp hòi đáng tiếc! Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau mà lúc hợp, lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ. Người ta tuy không cùng nòi giống, cùng tư tưởng, cùng chí hướng với mình, nhưng người ta là hạng quang minh chính đại, mình cũng nên có lòng thân yêu, có lượng cao cả để đối với người ta thì mới đáng gọi là yêu đồng bào và trọng nhân đạo. Nếu không thì tâm thuật lợn nái mất rồi!
Thích Nghĩa
(1) Quan đại phu nước Tần
(2) Cách nghĩ trong tâm não làm thế này thế kia
(3) Thay đổi
(4) Quyền thế, tài lợi.
Chuyện cười trong ngày
Hình Phạt
Một anh lính đi ngang qua một trung uý trẻ mà không đưa tay chào. Viên trung uý gọi anh lính lại và nghiêm giọng bảo:
- Anh không chào tôi, vì thế ngay bây giờ anh phải chào liền hai trăm cái.
Ngay lúc đó thì một vị tướng xuất hiện.
- Chuyện gì thế này? - Vị tướng kêu lên khi trông thấy anh lính tội nghiệp bắt đầu thực hiện mệnh lệnh kia.
Viên trung uý giải thích:
- Người lính này không chào tôi, nên tôi bắt hắn chào hai trăm cái, coi như hình phạt.
- Rất thích đáng - Vị tướng vừa cười vừa đáp - Nhưng trung uý đừng nên quên là mỗi lần như vậy trung úy cũng phải đưa tay chào đáp lại.
Một anh lính đi ngang qua một trung uý trẻ mà không đưa tay chào. Viên trung uý gọi anh lính lại và nghiêm giọng bảo:
- Anh không chào tôi, vì thế ngay bây giờ anh phải chào liền hai trăm cái.
Ngay lúc đó thì một vị tướng xuất hiện.
- Chuyện gì thế này? - Vị tướng kêu lên khi trông thấy anh lính tội nghiệp bắt đầu thực hiện mệnh lệnh kia.
Viên trung uý giải thích:
- Người lính này không chào tôi, nên tôi bắt hắn chào hai trăm cái, coi như hình phạt.
- Rất thích đáng - Vị tướng vừa cười vừa đáp - Nhưng trung uý đừng nên quên là mỗi lần như vậy trung úy cũng phải đưa tay chào đáp lại.
Tuesday, February 24, 2015
Chuyện ngắn - Sự bình yên
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thưởng cho hoạ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng người chỉ thích có 2 bức và ông phải chọn lấy 1.
Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mĩ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh đều cho rằng đây là 1 bức tran bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi nhưng những ngọn núi nàyy trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút trên cao kèm theo sấm chớp đổ xuống, bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xoá. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
Nhưng sau khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của 1 tảng đá. Trong bụi cây từ khe nứt con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút nước xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình.... Bình yên thật sự.....
" Ta chấm bức tranh này ! - Nhà vua công bố - Sự bình yên ko có nghĩa là 1 nơi ko có tiếng ồn ào, ko khó khăn, ko cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên. "
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
BẮT ÔNG PHẬT ĐÁ
Một thương nhân vác năm chục cuộn vải, vì trời nóng, dừng lại nghỉ dưới bóng mát của một tượng Phật lớn bằng đá. Anh ta chợt ngủ quên ở đó. Khi tỉnh dậy hàng hóa biến mất. Anh ta lập tức báo cáo với cảnh sát.
Một quan tòa tên là O-oka mở một phiền tòa để điều tra. “Rằng ông Phật đá phải là kẻ ăn cắp hàng hóa,” quan tòa kết luận. ‘Ông ta được đặt ra là để chăm sóc phúc lợi của dân, nhưng lại không làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng. Hãy bắt ông ta.”
Cảnh sát bắt ông Phật đá mang đến tòa. Một đám đông ồn ào đi theo pho tượng, tò mò muốn biết quan tòa phán quyết như thế nào.
Khi O-oka xuất hiện trên công đường liền trách cử tọa to tiếng ồn ào.
“Các người có quyền gì xuất hiện trước tòa cười đùa như thế này? Các người đã khinh tòa nên phải nộp phạt và ở tù.”
Dân chúng vội vàng xin lỗi. Quan tòa nói: “Tôi phải phạt các người, nhưng tôi sẽ miễn cho nếu trong vòng ba ngày mỗi người mang đến cho tòa một cuộn vải. Ai không tuân hành sẽ bị bắt.”
Một trong những cuộn vải người ta mang đến được thương nhân nhận ra ngay là của mình, và tên cắp bị khám phá một cách dễ dàng. Thương nhân nhận lại hàng hóa của mình, phần kia được trả lại cho dân.
(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Cổ Học Tinh Hoa - Chết mà còn răn được vua
Chết mà còn răn được vua
Đời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan thì mới có người hạn chế được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều hay. Nhưng một đằng vua cứ nhất định không nghe, một đằng mình cố sức can mãi đến lúc chết chưa thôi, còn lấy xác can nữa, thì thực là đáng khen cái tâm chí sâu xa bền chặt ấy!
Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di Tử Hà là người dở mà vua lại dùng.
Sử Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghe. Lúc ông có bệnh, sắp mất dặn con rằng:
- Ta làm quan tại triều nước Vệ, không tiến(1) được Cừ Bá Ngọc, thoái(2)được Di Tử Hà thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua, thì khi ta nhắm mắt không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cửa sổ, thế là xong việc cho ta.
Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh Công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên. Người con đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng:
- Ấy là cái lỗi của quả nhân!
Rồi sai người đem xác ông Sử Ngư vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ. Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Di Tử Hà.
Khổng Tử nghe chuyện ấy, nói:
- Đời cổ những gián quan(3) đến lúc chết là hết cả mọi việc, chưa có ai được như Sử Ngư chết rồi mà còn dùng xác để can vua, làm cho vua phải cảm động mà nghe mình. Thế chẳng là trung trực lắm ư?
Gia Ngữ
Lời bàn:
Đời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan thì mới có người hạn chế được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều hay. Nếu khuyên can vua không được thì chẳng làm hết cái chức trách rất trọng của gián quan ư? Nhưng một đằng vua cứ nhất định không nghe, một đằng mình cố sức can mãi đến lúc chết chưa thôi, còn lấy xác can nữa, thì thực là đáng khen cái tâm chí sâu xa bền chặt ấy! Xem chuyện Sử Ngư lại nhớ chuyện bác sĩ Bergonité suốt đời hết lòng với khoa học, lúc chết, cũng hiến xác cho người ta mổ xẻ để nghiên cứu về y học. Như thế mới thực là gương sáng tận tâm với chức vụ để cho thiên hạ soi chung.
Thích Nghĩa
(1) Cử lên làm một chức gì
(2) Trừ bỏ đi
(3) Chức quan chủ việc can ngăn vua mà dàn hoặc các quan khi có lỗi.
Chuyện cười trong ngày
Heo Ăn Gì?
Người nông dân nọ chăn một đàn heo rất đông. Một ngày kia, có người lạ tới xem chuồng trại của bác và hỏi bác cho heo ăn những gì. Bác nông dân đáp:
- Tôi cho chúng ăn cám, ngô và những thứ đại loại như vậy!
Người kia giận dữ:
- Tôi là thanh tra của Hiệp hội bảo vệ súc vật và tôi cho rằng ông đã không đối xử tốt với chúng. Thay vì cho những thứ chúng đáng được ăn, ông chỉ cho chúng ăn chất thải.
Ông thanh tra liền lập biên bản phạt bác nông dân.
Vài ngày sau, một người khác tới hỏi bác nông dân câu tương tự. Cảnh giác, bác đáp:
- Tôi cho chúng ăn rất tốt. Thực đơn hàng ngày của chúng có cá hồi, trứng cá caviar, tôm, bò bít tết...
Câu trả lời của bác làm người kia nổi giận:
- Sao lại có thể bất công đến thế? Ông cho chúng ăn thịnh soạn như vậy trong khi hàng ngày có biết bao nhiêu người đang chết đói. Tôi là người của Hiệp Hội Chống Đói Nghèo và tôi sẽ phạt ông vì sự hoang phí này.
Sau khi ông Chống Đói Nghèo đi khỏi, một người khác lại tới hỏi bác nông dân đúng câu hỏi nọ. Bác ngập ngừng vài phút rồi đáp:
- Tôi cho mỗi con 5 đô la. Chúng thích ăn gì thì tự mua lấy mà ăn!
Monday, February 23, 2015
Chuyện ngắn - Hữu dụng và vô dụng
Hữu dụng và vô dụng
Ngày xưa, khi người con thứ của Câu Tiển bị vua Sở bắt giam vì tội giết người. Lúc này ở nước Sở có một vị tiên tri tên là Trang Sinh rất được vua Sở tôn kính và sùng bái - Câu Tiển biết được chuyện này, nên thảo 1 lá thư, kèm theo 100 nén bạc sau đó gọi đứa con út của mình nói:
- Con hãy mang lá thư này cùng với lá thư của ta, đem tới nhà Trang Sinh, hầu giải nạn được cho anh của con
Người con trai cả nghe được chuyện này và tranh nhiệm với em của mình, chỉ với cái cớ là huynh trưởng !!! - Câu Tiển nhất quyết không cho, nhưng vì phu nhân của ông ta đã tiếp lời của con trai trưởng mình, năn nỉ, lý lẽ cho con nó được đi !!! Câu Tiển uất lắm, nhưng đành vì phu nhân mà ngậm bồ hòn làm ngọt
Vậy là người con trai trưởng của Câu Tiển đem thư và vàng tới nhà Trang Sinh. Nhận thư và vàng của Câu Tiển xong, Trang Sinh dặn dò kỷ với người con trai trưởng:
- Ngươi hãy về đi, đừng bao giờ quay trở lại đây và đừng bao giờ hỏi là làm sao em của ngươi được tha! Người con trưởng một lòng vẫn muốn ở lại để mong xem cho được cách giải quyết của Trang Sinh, ngoài ra anh ta còn đem tiền vàng để mua chuộc các quan chức lớn nhỏ trong triều Sở - về phần Trang Sinh - ông đã âm thầm vào chầu vua Sở và nói rằng:
- " Muôn tâu Bệ hạ Sao Mỗ chiếu nước Mỗ, một điềm xấu
- Thế làm cách nào để trừ khử nó ?
- Làm đức
Vua Sở nghe nói vậy, liền ra chiếu chỉ ân xá cho các phạm nhân trong triều. Con trai trưởng của Câu Tiển nghe được tin này, biết chắc là vua Sở sắp ân xá cho tù nhân, anh ta đem lòng sinh nghi Trang Sinh. Anh ta đã quay trở lại nhà Trang Sinh, vừa mới bước vào ngõ, Trang Sinh đã hỏi:
- Sao ngươi chưa về ???
- Tiên sinh cho hỏi, có phải là Đức vua sắp ân xá cho tù nhân ?
Một người như Trang Sinh thì đâu có lạ lẫm gì thói đời ấy ! Ông liền bảo con trai trưởng của Câu Tiển:
- Ngươi vào nhà lấy tiền vàng mà về đi !
Con trai của Câu Tiển mừng thầm trong bụng là không những mình đã đắc nhiệm mà còn không mất của! Anh ta vội vào nhà lấy tiền vàng lại và về thẳng một hơi. Sau chuyện ấy, Trang Sinh lại vào chầu vua Sở:
- Muôn tâu Bệ hạ, tiểu thần nghe người ta đồn rằng " Đức vua cho lệnh ân xá là vì con trai của Câu Tiển đó thôi ! Vì Câu Tiển là một quân vượng giàu có" Vua Sở nghe vậy đem lòng tức giận, liền hạ lệnh chém đầu con trai thứ của Câu Tiển ngay lập tức. Ngày đưa tang cho con trai của Câu Tiển - phu nhân của ông và hai con trai khóc lóc thảm thiết - Còn Câu Tiển cười trong bụng mà than rằng:
" Ta chẳng lấy làm lạ, ta biết chuyện này sẽ xảy ra. Thằng trưởng từ nhỏ đã sống với ta, chịu cảnh cơ hàn cùng ta - còn thằng út chỉ mới sinh đây thôi, làm sao mà biết cơ hàn là gì, suốt ngày chỉ biết ăn chơi phung phí ! - Than ôi, thằng trưởng chịu cực nhiều rồi thì tiếc của nên mới gây ra cơ sự này ! Nếu như để thằng út đi thì bây giờ cha con ta đã được đoàn tụ, vì thằng út đâu có biết tiếc của ! "
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
CHÁNH ĐẠO
Ngay trước khi Ninakawa qua đời thì Thiền sư Nhất Hưu đến viếng. “Tôi độ ông nhé?” Nhất Hưu hỏi.
Ninakawa đáp: “Tôi đến một mình và đi một mình. Ông độ tôi thế nào?”
Nhất Hưu trả lời: “Nếu ông nghĩ thực có đến và đi. Đó là mê hoặc. Để tôi chỉ ông con đường không đến cũng không đi.”
Với những lời này Nhất Hưu đã vén mở con đường rõ ràng đến nỗi Ninakawa mỉm cười ra đi.
(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Cổ Học Tinh Hoa - Giáp Ất Tranh Luận
Giáp Ất tranh luận
Cứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân không rõ tiếng kêu là tự chuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mới được...
Giáp hỏi Ất: “Đúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh chuông tiếng kêu boong-boong, thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay là đồng kêu?”.
Ất đáp: “Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ở đồng”.
Giáp hỏi: “Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh(1) không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ở đồng mà ra không?”.
Ất nói: “Đồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở các đồ vật rỗng mà ra”.
Giáp hỏi: “Lấy gỗ, lấy bùng làm chuông đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?…”
Âu Dương Tu(2)
Lời bàn:
Cứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân không rõ tiếng kêu là tự chuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi mới được.. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi nhau, chạm vào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả chuông, cả dùi mà ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa “hai phải“ trắng, đen là một. Thế mới hay: Lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi lại càng như bối rối thêm ra không tài nào gỡ nổi. Nên biết được thế nào, thì hay thế, chớ cứ chấp nhất câu nệ cho mình là phải không biết cái phần phải của người, thì là có tính thiên và lượng hẹp. Nói cho đúng: Muốn rõ vật lý, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật lý thì không tài nào xác thực được.
Thích nghĩa
(1) Tiền đồng, có người cho tiền cho tiền đồng bên Trung Quốc đem sang ta đầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh nên gọi là tiền trinh.
(2) Người đời nhà Tống thi đỗ tiến sĩ làm quan hiếu sư, là một nhà văn có tiếng.
Chuyện cười trong ngày
Giàu hơn
Một anh chàng than vãn với bạn:
- Tôi thông minh hơn hắn ta, đẹp trai hơn, tốt bụng hơn, vậy mà nó lại giàu hơn tôi. Ông trời thật là bất công.
- Anh nói sao ấy chứ, tôi thấy anh giàu hơn hắn nhiều.
- Ngay cả nhà tôi còn không có thì làm sao mà giàu hơn nó được.
- Không, ý tôi muốn nói là anh giàu trí tưởng tượng hơn nó.
Một anh chàng than vãn với bạn:
- Tôi thông minh hơn hắn ta, đẹp trai hơn, tốt bụng hơn, vậy mà nó lại giàu hơn tôi. Ông trời thật là bất công.
- Anh nói sao ấy chứ, tôi thấy anh giàu hơn hắn nhiều.
- Ngay cả nhà tôi còn không có thì làm sao mà giàu hơn nó được.
- Không, ý tôi muốn nói là anh giàu trí tưởng tượng hơn nó.
Friday, February 20, 2015
Chuyện ngắn - Cách nhìn cuộc sống
Cách nhìn cuộc sống
Trích trong tuyển tập truyện ngắn hay
Nguồn: thư viện ebơok
John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ. Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:
- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?
Ông John chậm rãi hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ nhăn mặt:
Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!
John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
- Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!
Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:
- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?
Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?
Người đàn ông tươi cười :
- Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuyển tới đây.
Ông John nở một nụ cười ấm áp:
- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm!
Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:
- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành còn với người thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời? Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo:
- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Ðược Viên Kim Cương Trên Con Ðường Lầy
Gudo là sư phụ của Hoàng đế . Tuy nhiên , Gudo thường rong chơi một mình như một tên ăn mày lang thang . Một hôm Gudo đang trên con đường đến Edo , trung tâm văn hóa chính trị của một thủ phủ , Gudo đến một làng nhỏ tên là Takenaka . Trời chiều và mưa rơi nặng hạt . Gudo bị ướt như chuột lột . Ðôi dép rơm của Gudo tả tơi . Gudo để ý có bốn năm đôi dép trong cửa sổ của một nông gia ở gần làng và định mua một đôi .
Thiếu phụ dâng dép cho Gudo , thấy Gudo bị ướt quá , mời Gudo ở lại nhà đêm đó . Gudo nhận lời , cám ơn nàng . Gudo bước vào nhà , đọc kinh trước bàn thờ gia đình . Rồi thiếu phụ giới thiệu Mẹ và các con của nàng với Gudo . Thấy cả nhà đều buồn , Gudo hỏi có việc gì quấy . Thiếu phụ đáp :
“ Chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu . Khi ăn , anh ấy uống rượu và trở thành thô lỗ . Khi thua , anh ấy mượn tiền của nhiều người khác . Ðôi khi say quá , anh ấy không về nhà nổi . Tôi có thể làm gì được bây giờ ?” .
Gudo nói :” Tôi sẽ giúp chồng chị . Ðây là một ít tiền . Chị hãy mua cho tôi một hũ rượu và một ít đồ ăn ngon . Rồi chị có thể đi nghĩ . Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ .”
Vào khoảng nữa đêm người đàn ông về , say mềm , hắn kêu lè nhè :” Nè , bà ơi , tôi đã về nè . Bà có gì cho tôi ăn không ?” .
Gudo nói :” Tôi có món cho anh . Tôi bị mưa không đi được , vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây đêm nay . Ðáp lại , tôi mua một ít rượu và cá này ,anh có thể dùng được . Người đàn ông vui mừng . Hắn lập tức uống rượu và rồi ngã dài xuống nền nhà thiếp đi . Gudo ngồi thiền định bên cạnh hắn .
Sáng hôm sau , khi người đàn ông thức dậy , hắn quên mọi chuyện đêm qua . Hắn hỏi Gudo :” Ông là ai ? Ông ở đâu tới đây ?” Gudo vẫn thiền định . Ðáp :” Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi sắp đến Edo “.
Người đàn ông rất hổ thẹn và anh ta cung kính xin lỗi vị thầy của Hoàng đế .
Gudo mỉm cười giảng giải :
_ “ Mọi sự ở đời đều vô thường . Ðời người chóng vánh . Nếu anh tiếp tục cờ bạc và uống rượu , anh sẽ không còn thời giờ để làm việc gì , và anh còn gây khổ cho gia đình nữa “ .
Người chồng chợt tỉnh dậy như trong cơn mộng . Anh ta nói :
” Ngài dậy chí phải . Làm sao tôi đền đáp được lời dạy kỳ diệu của ngài ! Hãy để tôi mang đồ đạc tiễn ngài một đoạn đường “.
Gudo chấp thuận :
“ Nếu anh muốn “.
Hai người bắt đầu đi . Sau khi họ đi được ba dặm đường , Gudo bảo anh ta trở lại . Anh ta xin Gudo :
_ “ Xin cho đi năm dặm nữa “
. Hai người tiếp tục đi . Gudo nhắc :
_ “ Bây giờ anh có thể trở về “
Anh ta đáp :” Xin mười dặm nữa “.
Khi mười dặm đã qua , Gudo bảo :
_ “ Bây giờ anh hãy về đi “
_ “ Tôi sẽ theo ngài trọn quãng đời còn lại của tôi “ , anh ta tuyên bố .
Trong những thiền sư hiện đại ở Nhật , một bậc thầy nổi tiếng trong truyền thừa là người đắc đạo của Gudo. Danh hiệu của ông là Muna( Vô qui), người không bao giờ trở lại
Cổ Học Tinh Hoa - Ngọc trong đá
NGỌC TRONG ĐÁ
Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.
Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc." Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì nữa.
Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
GIẢI NGHĨA
Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêu.
LỜI BÀN
Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà thôi. Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏng không! Tham thì thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ đích xác rồi mới chịu làm.
Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng muốt và có gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.
Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc." Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc gì nữa.
Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.
GIẢI NGHĨA
Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêu.
LỜI BÀN
Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà thôi. Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏng không! Tham thì thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ đích xác rồi mới chịu làm.
Chuyện cười trong ngày
Vùng đất hoang sơ
Một nhà thám hiểm vừa phát hiện ra một vùng đất mới , trên đường thăm dò , ông gặp một cậu bé bản địa.
Nhà thám hiểm đưa cho cậu ta xem chiếc máy chữ và một hộp diêm . Nhìn thấy mấy thứ đó, cậu bé tỏ ra rất ngạc nhiên .
“Đây đúng là một vùng đất hoang sơ nhất trên thế giới , không còn nghi ngờ gì nữa!” - Nhà thiếm hiểm nghĩ thầm .
Đến lúc này thì cậu bé lên tiếng: “Thưa ngài , mặc dù cháu chẳng hiểu ngài định làm gì với mấy thứ đó, nhưng cháu muốn biết cháu đi được chưa ạ. Cháu cần phải vào cửa hàng Internet để chat ngay bây giờ!”
Một nhà thám hiểm vừa phát hiện ra một vùng đất mới , trên đường thăm dò , ông gặp một cậu bé bản địa.
Nhà thám hiểm đưa cho cậu ta xem chiếc máy chữ và một hộp diêm . Nhìn thấy mấy thứ đó, cậu bé tỏ ra rất ngạc nhiên .
“Đây đúng là một vùng đất hoang sơ nhất trên thế giới , không còn nghi ngờ gì nữa!” - Nhà thiếm hiểm nghĩ thầm .
Đến lúc này thì cậu bé lên tiếng: “Thưa ngài , mặc dù cháu chẳng hiểu ngài định làm gì với mấy thứ đó, nhưng cháu muốn biết cháu đi được chưa ạ. Cháu cần phải vào cửa hàng Internet để chat ngay bây giờ!”
Thursday, February 19, 2015
Chuyện ngắn - Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà đau nặng. Đêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đị Vua nghe thấy, khen rằng: "Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân".
Lại một hôm, Di Tử Hà, theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn qủa đào thấy ngọt còn một nửa, đưa cho Vua ăn. Vua nói: " Yêu ta thật ! Của đang ngon miệng mà biết để nhường ta".
Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm phạm lỗi, vua giận nói rằng: "Di Tử Hà trước dám thiện tiện lấy xe của ta đị Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tôi với ta đã lâu ngày, nói xong bắt đem trị tội. Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng như vậy, thế mà trước vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà thôị Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sơ cho nên người muốn can ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu hay vua ghét tính thế nào rồi hãy nói.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
CÁI TÂM ĐÁ
Pháp Nhãn (Hogen) là một Thiền sư Trung quốc, sống trong một ngôi chùa ở miền quê. Một hôm có bốn ông tăng hành cước xuất hiện và hỏi xem họ có thể đốt lửa trong chùa để sưởi ấm hay không, vì trời tuyết lạnh lắm.
Trong khi họ nhóm lửa, Pháp Nhãn nghe họ tranh luận về chủ và khách. Sư nhập bọn với họ và nói: “Có một hòn đá bự. Các ông xem nó ở trong hay ở ngoài tâm các ông?”
Một ông tăng đáp: “Theo quan điểm của Phật giáo mọi vật là đối thể hóa của tâm, vì vậy tôi nói hòn đá ở trong tâm tôi.”
Pháp Nhãn nhận xét: “Cái đầu của ông chắc phải nặng lắm, nếu ông mang một hòn đá như thế trong tâm ông.”
(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Cổ Học Tinh Hoa - Bán mộc bán giáo
Bán mộc bán giáo
Có người nước Sở làm nghề vừa bán mộc(1), vừa bán giáo(2). Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng:
- Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng. Ai hỏi mua giáo thì anh ta khoe rằng:
- Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng.
Có người nghe nói, hỏi rằng: “Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác thì thế nào?”
Anh ta không làm sao đáp được.
Hàn Phi Tử
Lời bàn:
”Ôi! Một cái chắc, đâm không sao thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lợi mà thành ra nói dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: “Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang”. Đến lúc có người bẻ: “Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì?” thì tắc khẩu mà đành vác tượng ra về.
Thích Nghĩa
(1) Đồ binh khí bằng gỗ hình bầu dục dùng để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn
(2) Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm. Trong bài này, chữ “giáo” dịch từ chữ “mâu” (vật để đâm), chữ “mộc” dịch từ chữ “thuẫn” (vật để chống đỡ). Do đó mà Từ Hán Việt “mâu thuẫn” được dùng với nghĩa phổ biến như hiện nay..
Có người nước Sở làm nghề vừa bán mộc(1), vừa bán giáo(2). Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng:
- Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng. Ai hỏi mua giáo thì anh ta khoe rằng:
- Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng.
Có người nghe nói, hỏi rằng: “Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác thì thế nào?”
Anh ta không làm sao đáp được.
Hàn Phi Tử
Lời bàn:
”Ôi! Một cái chắc, đâm không sao thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ vì mối lợi mà thành ra nói dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: “Ai mua tượng về nhà, thì được giàu sang”. Đến lúc có người bẻ: “Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì?” thì tắc khẩu mà đành vác tượng ra về.
Thích Nghĩa
(1) Đồ binh khí bằng gỗ hình bầu dục dùng để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn
(2) Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm. Trong bài này, chữ “giáo” dịch từ chữ “mâu” (vật để đâm), chữ “mộc” dịch từ chữ “thuẫn” (vật để chống đỡ). Do đó mà Từ Hán Việt “mâu thuẫn” được dùng với nghĩa phổ biến như hiện nay..
Chuyện cười trong ngày
Lời thề tin được
Tâm sự bên dòng kênh:
Chàng: - Tình yêu của anh dành cho em là mãi mãi...
Nàng: - Mãi mãi như gì?
Chàng (bí quá nói liều): - Mãi... mãi... như... rác trôi trên dòng kênh này... không bao giờ hết!
Nàng: - Ôi, được rồi! Em tin
Tâm sự bên dòng kênh:
Chàng: - Tình yêu của anh dành cho em là mãi mãi...
Nàng: - Mãi mãi như gì?
Chàng (bí quá nói liều): - Mãi... mãi... như... rác trôi trên dòng kênh này... không bao giờ hết!
Nàng: - Ôi, được rồi! Em tin
Wednesday, February 18, 2015
Chuyện ngắn - Một cuộc đua tài
MỘT CUỘC ĐUA TÀI
Năm 20 tuổi, tôi là một nữ điều dưỡng đang thực tập tại một bệnh viện nhi. So với viện tim hoặc bệnh viện đa khoa, công việc ở bệnh viện nhi đối với tôi có vẻ dễ như trở bàn tay. Tôi vốn có khiếu kết bạn với trẻ con. Chắc chắn tôi sẽ vượt qua dễ dàng và chỉ còn chờ ngày tốt nghiệp...
Chris là một cậu bé 8 tuổi vô cùng hiếu động. Cậu lén bố mẹ vào thám thính công trường xây dựng cạnh nhà, và bị té gãy tay. Cánh tay gãy của cậu bị nhiễm trùng, buộc phải cưa bỏ. Tôi được chỉ định làm y tá hậu phẩu của cậu bé.
Khi sức khỏe của cậu bé dần dần khá lên cũng là lúc cậu đau khổ nhận ra sự mất mát của mình... Cậu nằm một chỗ, chờ giúp đỡ, không chịu làm vệ sinh cá nhân. Tôi nhẹ nhàng khích lệ: "Cháu đâu có ở mãi trong bệnh viện. Cháu phải học cách tự phụ vụ...".
Cậu bé giận dữ la lên: "Cháu có thể làm gì được với một tay?". Tôi vắt óc tìm một câu trả lời thích hợp. Cuối cùng tôi bảo: "Dù sao cháu vẫn còn tay phải". " Nhưng cháu thuận tay trái " - Cậu bé kêu lên đầy thất vọng...
Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng và vô tâm đến thế. Sao tôi lại tưởng rằng mọi người đều thuận tay phải...
Sáng hôm sau, tôi trở lại với một cuộn băng dính. Vòng cuộn băng quanh cổ tay, tôi bảo cậu bé: "Cháu thuận tay trái, còn cô thuận tay phải. Cô sẽ dán tay phải của cô vào hàng nút áo sau lưng của cháu. Bây giờ mỗi khi cô làm việc gì bằng tay trái, cháu phải làm theo bằng tay phải. Nào, cháu muốn bắt đầu bằng việc gì ?". Nhìn tôi với vẻ nghi ngờ, cậu bé càu nhàu: "Cháu mới ngủ dậy, cháu cần đánh răng ". Tôi xoay xở mở nắp ống kem, đặt bàn chảy lên bàn, tìm cách nặn kem lên chiếc bàn chảy đang ngả nghiêng... Sau gần 10 phút nỗ lực với kem vung vãi đầy trên bàn, tôi mới hoàn tất được công việc. "Cháu có thể làm nhanh hơn..." - cậu bé tuyên bố. Và khi nhanh hơn thật, cậu mỉm cười chiến thắng...
Hai tuần sau đó trôi qua nhanh chóng. Chúng tôi biến mọi công việc hàng ngày thành những cuộc đua tài hào hứng. Chúng tôi cài nút áo, phết bơ kên bánh mì, cột dây giày,... Không còn phân biệt tuổi tác, chúng tôi là 2 vận động viên đang ra sức đua tài...
Lúc tôi hết thời gian thực tập cũng là lúc cậu bé rời bệnh viện, tự tin đối mặt với cuộc sống... Khi hôn tạm biệt cậu bé, tôi không cầm được nước mắt...
Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày ấy. Cuộc đời tôi đã bao phen chìm nổi. Mỗi lần phải đương đầu với thử thách, tôi lại nhớ đến cậu bé. Và mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, nản lòng, tôi lại lẳng lặng vào phòng tắm, giấu tay phải ra sau, lấy kem và đánh răng bằng tay trái
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
TRÀ SƯ VÀ KẺ ÁM SÁT
Taiko, một chiến sĩ Nhật sống trước thời Đức Xuyên, học Trà thang (Cha no yu) với Thiên Lợi Hưu (Sen no Rikyu), một bậc thầy trong nghệ thuật diễn đạt tịch tĩnh và hài hòa.
Kato, chiến sĩ thị vệ của Taiko, cho rằng nhiệt tâm dành cho trà đạo của kẻ bề trên mình là chểnh mảng chuyện quốc gia, nên anh ta quyết định giết Thiên Lợi Hưu. Anh ta giả vờ viếng xã giao trà sư và được mời uống trà.
Trà sư là người thiện xảo trong nghệ thuật, thoáng nhìn thấy chiến sĩ là biết ngay ý định của anh ta, vì thế liền mời Kato bỏ kiếm bên ngoài trước khi vào phòng trà, giải thích rằng trà đạo tượng trưng cho hòa bình.
Kato không nghe, nói: “Tôi là chiến sĩ, tôi phải luôn luôn có kiếm. Trà thang hay không trà thang, tôi phải có kiếm.”
“Tốt lắm. Hãy mang kiếm anh vào uống chút trà,” Thiên Lợi Hưu bằng lòng.
Chiếc ấm đang sôi trên lò than hồng. Bỗng nhiên Thiên Lợi Hưu lật nhào nó xuống. Hơi nước sôi phụt lên, khói và tro tràn ngập cả phòng. Chiến sĩ giật mình chạy ra ngoài.
Trà sư xin lỗi. “Ấy là lỗi của tôi. Hãy trở lại uống chút trà. Kiếm của anh tôi đang cầm đây, bị dính đầy tro, tôi sẽ lau sạch và trả lại anh.”
Trong tình trạng này chiến sĩ nhận thấy rằng thật
không thể giết được trà sư nên anh ta bỏ ý định.
(Thiền Cốt Thiền Nhục).
Cổ Học Tinh Hoa - Tăng Sâm giết người
Tăng Sâm giết người
Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không tin, người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh.
Ông Tăng Sâm(1) ở đất Phi. Ở đấy có kẻ trùng tên với ông giết chết người.
Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nói: “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.
Một lúc, lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi.
Một lúc nữa lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.
Quốc Sách
Lời bàn:
Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không tin, người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã cùng có một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến cho ta nghi nghi hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hoá ra rươi, trông con chó thành ra con cừu. Đến như giữa chợ làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được, mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.
Thich Nghĩa
(1) Tăng Sâm: người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và rất có hiếu, học trò đức Khổng Tử và sau truyền được đạo của ngài
Chuyện cười trong ngày
Giao Nhiệm Vụ Theo Sở Thích
Trung đội tập hợp, chuẩn úy trực ban ra lệnh:
- "Binh sĩ nào yêu âm nhạc thì bước ra phía trước!"
Sáu chiến sĩ trong đội hình hăm hở bước ra.
- "Thưa chuẩn úy, chúng tôi cần chơi bài gì ạ?"
- "Không chơi bời gì hết! Hãy khiêng chiếc đàn piano sang câu lạc bộ sĩ quan ở bên kia sườn núi!"
- !!!
Trung đội tập hợp, chuẩn úy trực ban ra lệnh:
- "Binh sĩ nào yêu âm nhạc thì bước ra phía trước!"
Sáu chiến sĩ trong đội hình hăm hở bước ra.
- "Thưa chuẩn úy, chúng tôi cần chơi bài gì ạ?"
- "Không chơi bời gì hết! Hãy khiêng chiếc đàn piano sang câu lạc bộ sĩ quan ở bên kia sườn núi!"
- !!!
Tuesday, February 17, 2015
Chuyện ngắn - Mẹ lạnh lắm phải không?
Mẹ lạnh lắm phải không?
Vào một đem Giánh sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu.
Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đưa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy.Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm.Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12,cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.
"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!" song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: " mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?" Và cậu bé oà khóc
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
NGƯỜI CHO PHẢI CẢM ƠN
Trong lúc Seisetsu là trụ trì của chùa Viên Giác thời Kiêm Thương, sư cần có những phòng ốc rộng rãi hơn, các phòng sư đang giảng dạy đều quá đông. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định cúng năm trăm lạng vàng để xây cất những phòng ốc rộng rãi hơn cho trường. Thương gia mang số tiền này đến sư.
Seisetsu nói: “Được rồi, tôi sẽ nhận.”
Umezu đưa túi vàng cho Seisetsu, nhưng ông ta không hài lòng vì thái độ của sư . Với ba trăm lạng, người ta có thể sống cả năm, và bây giờ đến năm trăm lạng mà người thương gia cũng không được một tiếng cảm ơn.
“Trong cái túi đó là năm trăm lạng,” Umezu ngầm gợi ý.
“Cái đó ông đã nói với tôi rồi,” Seisetsu đáp.
“Dù cho tôi là một thương gia giàu có, nhưng năm trăm lạng là một món tiền lớn,” Umezu nói.
“Ông muốn tôi cảm ơn ông,” Seisetsu hỏi.
“Nên như vậy,” Umezu đáp.
“Tại sao lại là tôi?” Seisetsu hỏi. “Người cho phải cảm ơn chứ.”
(Thiền Cốt Thiền Nhục)
Cổ Học Tinh Hoa - Thầy Tăng Sâm
Thầy Tăng Sâm
Kẻ làm con khi thấy cha mẹ làm trái, còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay uỷ khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.
Thầy Tăng Sâm bừa cỏ ruộng dưa lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tăng Sâm đau quá, ngã gục xuống điếng đi một lúc mới hồi lại.
Khi về nhà, liền đến thưa với cha rằng:
- Lúc nãy con có tội để đến nỗi cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo.
Nói xong lùi xuống, vừa gẩy đàn vừa hát, có ý để cha nghe tiếng, biết cho rằng mình không còn đau đớn gì nữa. Khổng Tử nghe thấy chuyện ấy, bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào.
Tăng Sâm tự nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà ngài giận.
Khổng Tử nói: “Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình để chiều cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá lỡ cha đánh quá tay mà chết mất thì có phải là làm cho cha mắc tội không? Tội bất hiếu còn gì to hơn nữa!”.
Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là có lỗi đến tạ tội Khổng Tử.
Thuyết Uyển*
Lời bàn:
Người làm con có hiếu thì dẫu vì cha mà phải hy sinh tính mệnh cũng không có gì là quá lạm. Song liều mình mà cứu cha mẹ trong khi nguy cấp là chí hiếu, thì để cha mẹ nhân cơn giận dữ đánh đập, lỡ hại đến tính mệnh thì chẳng những là bất hiếu mà lại còn mang tiếng hãm cha mẹ vào tội bất từ nữa. Ông Sâm rất hiếu nhưng chưa phải cách, ông Thuấn cũng hiếu nhưng biết phải trái. Kẻ làm con khi thấy cha mẹ làm trái, còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay uỷ khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.
Thích Nghĩa
* Thuyết Uyển: Bộ sách 21 quyển của Lưu Hướng đời Hán soạn, ghi chép những việc đạo đức đáng dạy người ta.
Kẻ làm con khi thấy cha mẹ làm trái, còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay uỷ khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.
Thầy Tăng Sâm bừa cỏ ruộng dưa lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tăng Sâm đau quá, ngã gục xuống điếng đi một lúc mới hồi lại.
Khi về nhà, liền đến thưa với cha rằng:
- Lúc nãy con có tội để đến nỗi cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo.
Nói xong lùi xuống, vừa gẩy đàn vừa hát, có ý để cha nghe tiếng, biết cho rằng mình không còn đau đớn gì nữa. Khổng Tử nghe thấy chuyện ấy, bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào.
Tăng Sâm tự nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà ngài giận.
Khổng Tử nói: “Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình để chiều cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá lỡ cha đánh quá tay mà chết mất thì có phải là làm cho cha mắc tội không? Tội bất hiếu còn gì to hơn nữa!”.
Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là có lỗi đến tạ tội Khổng Tử.
Thuyết Uyển*
Lời bàn:
Người làm con có hiếu thì dẫu vì cha mà phải hy sinh tính mệnh cũng không có gì là quá lạm. Song liều mình mà cứu cha mẹ trong khi nguy cấp là chí hiếu, thì để cha mẹ nhân cơn giận dữ đánh đập, lỡ hại đến tính mệnh thì chẳng những là bất hiếu mà lại còn mang tiếng hãm cha mẹ vào tội bất từ nữa. Ông Sâm rất hiếu nhưng chưa phải cách, ông Thuấn cũng hiếu nhưng biết phải trái. Kẻ làm con khi thấy cha mẹ làm trái, còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay uỷ khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.
Thích Nghĩa
* Thuyết Uyển: Bộ sách 21 quyển của Lưu Hướng đời Hán soạn, ghi chép những việc đạo đức đáng dạy người ta.
Chuyện cười trong ngày
Giá Cả
Trong cửa hàng thời trang, người đàn ông chỉ cái áo khoác lông rất đẹp và hỏi giá. Cô bán hàng nhanh nhảu trả lời:
- 1.000 đồng, thưa ông!
- Quỷ thật! Thế còn chiếc bên cạnh?
- Thưa ông, hai con quỷ rưỡi ạ!
Trong cửa hàng thời trang, người đàn ông chỉ cái áo khoác lông rất đẹp và hỏi giá. Cô bán hàng nhanh nhảu trả lời:
- 1.000 đồng, thưa ông!
- Quỷ thật! Thế còn chiếc bên cạnh?
- Thưa ông, hai con quỷ rưỡi ạ!
Monday, February 16, 2015
Chuyện ngắn - Và tôi đã bật khóc
Và tôi đã bật khóc...
Meg Hill
Tôi đã không bật khóc khi được biết con tôi là một đứa trẻ bị bệnh tâm thần. Tôi vẫn ngồi im và không nói gì khi vợ chồng tôi được thông báo rằng Kristi đứa con hai tuổi của chúng tôi - đúng như chúng tôi đã nghi ngờ – thật sự bị chậm phát triển trí não. "Cứ khóc đi," bác sỹ khuyên tôi thân ái. "Nó giúp tránh được các khủng hoảng về tâm lý."
Những khủng hoảng tâm lý không xảy ra, tôi không thể khóc trong những ngày tháng tiếp theo. Chúng tôi đăng ký cho con vào trường mẫu giáo khi cháu được bẩy tuổi. Thật dễ bật khóc khi tôi để con mình ở lại trong căn phòng toàn những đứa trẻ năm tuổi đầy tự tin, háo hức, nhanh nhẹn. Kristi đã chơi một mình ở nhà rất nhiều giờ, nhưng vào bữa đó, khi cháu là đứa khác biệt hẳn giữa hai mươi đứa trẻ khác, có lẽ lúc đó là lúc cháu nó cảm thấy cô đơn nhất.
Mặc dù vậy, những điều tốt đẹp hơn cũng dần dần tới với Kristi và những bạn cùng lớp của cháu. Khi khoe về mình, những đứa bạn của Kristi cũng cố gắng khen thêm: "Hôm nay Kristi đã đọc tất cả các chữ chính xác." Không đứa trẻ nào nói thêm rằng những chữ mà Kristi phải đọc dễ hơn nhiều so với các bạn khác. Trong năm thứ hai ở trường, cháu nó gặp một trường hợp rất khó khăn. Một cuộc thi lớn cho học sinh về năng khiếu âm nhạc và thể thao. Kristi lại rất kém về âm nhạc và khả năng vận động. Vợ chồng chúng tôi cũng rất sợ khi nghĩ đến ngày đó.
Hôm đó, Kristi tính giả bộ bệnh. Tôi cũng muốn liều để cho cháu ở nhà. Tại sao phải để cho Kristi thua trong một phòng thể thao ngập những phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo? Cách giải quyết đơn giản nhất là để cháu ở nhà. Chắc chắn rằng vắng mặt trong một chương trình như vậy cũng không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi đầu hàng dễ dàng như vậy. Và cuối cùng thì tôi phải đẩy Kristi - lúc đó đã tái nhợt và rất miễn cưỡng - lên xe học sinh và chính tôi lại giả bộ bệnh.
Nhưng một khi tôi đã ép con gái mình tới trường, thì tôi cũng phải ép mình tới tham gia chương trình. Dường như thời gian kéo dài tới vô tận khi chưa tới nhóm của Kristi trình diễn. Cuối cùng thì chúng cũng tới lượt, khi đó tôi biết Kristi rất lo sợ. Lớp của cháu được chia thành từng nhóm. Với những động tác ì ạch, chậm và lóng ngóng, chắc chắn cháu sẽ làm đội kém điểm.
Cuộc thi đấu lại diễn ra rất suôn sẻ một cách đáng ngạc nhiên, cho đến khi cuộc thi chạy trong bao tải. Mỗi đứa trẻ phải nhảy vào trong bao từ tư thế đứng, ôm bao nhảy đến đích, quay vòng lại nơi xuất phát và nhảy ra khỏi bao. Tôi thấy Kristi đứng gần cuối hàng và trông có vẻ hoảng loạn.
Nhưng khi gần tới lượt Kristi, có một thay đổi trong đội của cháu. Cậu con trai cao nhất trong đội đứng ra sau Kristi và đặt hai tay lên eo của cháu. Hai đứa con trai khác đứng lệch ra phía trước của cháu. Khi đứa trẻ trước Kristi nhảy ra khỏi bao, hai đứa con trai đằng trước giữ bao trong khi đứa con trai đằng sau nhấc Kristi lên và đặt cháu chính xác vào trong bao. Đứa con gái đứng đằng trước Kristi giữ tay cháu và giúp cháu giữ thằng bằng. Cuối cùng cháu cũng bắt đầu nhảy, mỉm cười và tự hào. Giữa tiếng hoan hô cổ vũ của các giáo viên, học sinh và phụ huynh, tôi đã cảm ơn trời vì những con người tốt bụng kia có mặt trong cuộc đời đã giúp cho đứa con gái khuyết tật của tôi có thể cảm thấy mình như là một con người thật sự.
Và tôi đã bật khóc.
Subscribe to:
Posts (Atom)