Tuesday, June 30, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 30 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - Có một loại thất bại gọi là

CÓ MỘT LOẠI THẤT BẠI GỌI LÀ "BẬN RỘN MỘT CÁCH MÙ QUÁNG"

Tại một ngôi chùa nơi khe núi có một lão thiền sư, ông có một đồ đệ rất là chuyên cần, không kể là đi hóa duyên, hay là xuống bếp rửa rau, vị đồ đệ này từ sáng đến tối, bận rộn không ngừng.

Nhưng trong tâm của tiểu đồ đệ rất là mâu thuẫn, vành mắt của cậu càng ngày càng tối sạm.

Cuối cùng, cậu không thể chịu đựng thêm được nữa, đến tìm sư phụ. Cậu nói với lão thiền sư rằng: "Sư phụ, con thật sự quá mệt mỏi rồi, nhưng cũng không thấy được thành tựu đâu cả, rốt cuộc là bởi nguyên nhân gì vậy?".

***
Lão thiền sư trầm ngâm một lúc rồi nói: "Con hãy đem cái bát ngày thường con dùng để hóa duyên lại đây".

Tiều đồ đệ liền đem cái bát ấy đến, lão thiền sư nói: "Tốt lắm, hãy để nói ở chỗ này, con hãy đi lấy mấy quả óc chó đến đựng đầy cái bát cho ta".

Tiểu đồ đệ không rõ được dụng ý của sư phụ, ôm một đống quả óc chó đi vào. Khoảng chục quả óc chó này vừa đặt vào trong cái bát, toàn bộ cái bát đều đã đầy ắp cả.

Lão thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: " Giờ con còn có thể cho thêm quả óc chó vào trong cái bát nữa không?"

"Không cho thêm được nữa, bát đã đầy rồi, nếu cho thêm nữa thì nó sẽ rơi ra ngay".
"Ồ, bát đã đầy rồi phải không? Con hãy mang một chút gạo đến đây nữa".

Tiểu đồ đệ lại mang một số gạo đến, cậu cho hạt gạo vào trong cái tô từ những khe hở của hạch đào, không ngờ lại có thể cho được nhiều hạt gạo vào đến như vậy, cứ cho mãi cho đến khi bắt đầu rơi ra ngoài. Tiểu đồ đệ mới dừng lại, bất chợt giống như ngộ ra được điều gì đó: "Ồ, thì ra cái bát lúc nãy vẫn còn chưa có đầy".

Lão thiền sư: " Thế bây giờ đã đầy chưa?".

Tiểu đồ đệ: "Bây giờ đã đầy rồi".

Lão thiền sư: "Con hãy lấy một ít nước đến đây".

Tiểu đồ đệ lại đi lấy nước, cậu lấy một gáo nước đổ vào trong cái bát, mãi cho đến khi nước trong bát tràn ra, lần này ngay đến cả khe hở cũng đều đã bị lấp đầy hết cả.

Lão thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: "Lần này đã đầy chưa?".

Tiểu đồ đệ nhìn thấy cái tô đã đầy rồi, nhưng lại không dám trả lời, cậu không biết liệu sư phụ có phải còn có thể cho thêm cái gì vào nữa hay không.

Lão thiền sư cười nói: "Con hãy đi lấy thêm một muỗng muối đến đây".

Lão thiền sư lại cho muối tan vào trong bát nước, nước không có tràn ra chút nào. Tiểu đồ đệ như ngộ ra điều gì đó.
Lão thiền sư hỏi cậu: "Con nói xem điều này đã nói rõ gì nào?"

Tiểu hòa thượng nói: "Con biết rồi, điều này nói rõ thời gian chỉ cần ta biết khéo léo tận dụng thì luôn sẽ có đủ".

Lão thiền sư lại cười, lắc đầu nói: "Đây vốn không phải điều ta muốn nói với con".

Tiếp đó, lão thiền sư lại đổ những thứ trong cái bát kia vào trong một cái chậu, lấy ra một cái bát không. Hành động của lão thiền sư khá là chậm rãi, ông vừa đổ vừa nói: "Lúc nãy chúng ta cho quả óc chó vào trước, bây giờ chúng ta hãy làm ngược lại, xem thử sẽ thế nào?".

Lão thiền sư cho một muỗng muối vào trong cái bát trước, rồi đổ nước vào, sau khi nước đầy rồi, thì vừa cho gạo vào trong cái bát, nước đã bắt tràn ra ngoài, và khi trong chén đã đựng đầy gạo rồi, lão thiền sư hỏi tiểu đồ đệ rằng: "Con xem, bây giờ trong chén còn có thể cho quả óc cho vào được nữa không?".

Lão thiền sư nói: "Nếu như cuộc đời của con là một cái bát, khi trong cái bát toàn là những chuyện nhỏ nhặt giống như những hạt gạo này vậy, thì những quả óc chó đó của con làm sao có thể cho vào được đây?".

Tiểu đồ đệ lúc này mới vỡ lẽ ra.

Nếu như bạn bôn ba cả ngày, vô cùng bận rộn, thế thì bạn hãy nghĩ thử: "Chúng ta làm sao mới có thể cho quả óc chó vào trong cuộc đời mình trước đây? Nếu như cuộc đời chỉ là một cái bát, lại nên làm thế nào để tách biệt quả óc chó và hạt gạo đây?".

Chúng ta cần cho quả óc chó vào trong cái tô của cuộc đời mình trước, nếu không cả một đời sẽ ở trong những chuyện nhỏ nhặt như hạt gạo, hạt mè, nước, thế thì ta không thể cho quả óc chó vào được nữa.
Bởi vì bận rộn mà bỏ lỡ những chuyện có ý nghĩa trọng đại đối với cuộc đời của mình, chính gọi là bận rộn một cách mù quáng. Bận rộn mù quáng có nghĩa là bạn đang đi đến thất bại, càng bận rộn càng nghèo khổ, càng nghèo khổ lại càng bận rộn!

Cuộc đời mỗi người là một cái chén không, nhưng nên cho cái gì vào trước? Cái gì mới là quả óc chó của bạn ? Nếu như mỗi một người đều rõ ràng quả óc chó của mình là cái gì, thế thì cuộc sống đã đơn giản nhẹ nhàng hơn rồi.

Theo Thiện Sinh (dịch) – Thoibaotoday

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Cho Đời Sống

GIÓ ĐỘNG CỜ ĐỘNG

Sau khi được truyền y bát, Lục Tổ Huệ Năng ẩn cư trong nhóm thợ săn mười mấy năm. Đến lúc cơ duyên chín muồi ngài mới ra thế gian giáo hóa.
Một hôm, đến chùa Pháp tánh, thấy hai vị tăng mặt mày đỏ tía tranh luận về gió động cờ động. Vị thứ nhất cho rằng nếu không có gió thì cờ làm sao động ? Cho nên nói là gió động. Vị thứ hai cho rằng không có cờ động làm sao biết là gió động ? Cho nên kết luận cờ động. Mỗi vị chấp một bên không ai chịu thua ai.
Lục Tổ Huệ Năng nghe xong, nói :
- Không phải gió động cũng không phải cờ động mà chính là tâm hai vị động.

Truyện cười trong ngày

VÌ BỐ NÓ GIÀU!

Có ông tỷ phú nọ đi đến một khách sạn và chọn lấy cho mình căn phòng rẻ nhất.
Anh nhân viên lễ tân của khách sạn thấy vậy rất ngạc nhiên nên hỏi:

- Thưa ông, xin lỗi tôi tò mò một chút chuyện ạ?

Ông tỷ phú điềm đạm:

- Có chuyện gì không ổn sao?

- À, tôi thắc mắc là tại sao ông lại chọn căn phòng rẻ nhất. Trong khi đó con trai của ông đến đây thuê phòng là toàn chọn những phòng đắt nhất, đầy đủ tiện nghi nhất thôi?

- Ờ thì bố nó giàu, còn bố tôi thì nghèo!

Monday, June 29, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 29 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - Tình thương

TÌNH THƯƠNG

Ông và nó đã sống với nhau bảy năm trong căn nhà gỗ nhỏ chưa đầy tám mét vuông. 

***
Ẳng...ẳng...ẳng Tiếng con chó vang lên ở góc phố vắng lặng. Nó chạy đến bên ông lão. Trên miệng nó đang ngậm một ổ bánh mì đã bị xé một nửa. Chân sau nó đang chảy máu, những giọt máu đỏ tươi chảy xuống vỉa hè bên cạnh ông lão. Ông run run đôi bàn tay gầy guộc lấy cái bánh mì để xuống một tờ báo đã cũ kĩ. Ông lấy một tờ báo khác, xé ra lau vết thương cho con chó rồi băng cho nó bằng một tờ giấy ông rút ra từ ngực áo. Con chó dụi dụi mặt vào cổ, vào ngực ông, nó rên lên ư ử. Ông xoa đầu nó, xoa lưng nó, ôm nó vào lòng, dỗ dành nó như đang dỗ dành một đứa bé làm nũng.

Ông xé cái bánh mì ra từng vụn nhỏ để lên bàn tay rồi đút cho nó. Nó ăn ngon lành, vừa ăn vừa quẫy cái đuôi mừng rỡ.

Ông và nó đã sống với nhau bảy năm trong căn nhà gỗ nhỏ chưa đầy tám mét vuông. Hằng ngày ông dắt nó đến chỗ gốc cây sồi để bán vé số. Ông già rồi, khoảng trên tám mươi. Ông không đủ sức như trai trẻ có thể đi dạo khắp nơi để bán, ông chỉ có thể ngồi ở đó. Con chó rất khôn, nó thường đi lại chỗ quán bán bánh mì chờ chủ quán cho những ổ bánh mì người ta ăn dở để mang về. Ông không ăn nhưng nó ăn, nó đặc biệt thích bánh mì. Cái chân nó chảy máu là do một người khách đã lái xe đụng nó khi dừng lại mua bánh mì.

Rồi ông bệnh, một cơn bạo bệnh ập đến. Nó tự mở then cửa để đi xin bánh mì, nhà ông ở gần đó nên nó nhớ đường. Nó không thể làm gì để giúp ông. Nó đứng bên ông, nhìn ông rồi đi vòng vòng bên giường nơi ông nằm. Tuy ông rất mệt nhưng vẫn vuốt ve nó, xé những mẩu bánh mì cho nó ăn. Nó chỉ ăn vài ba miếng nhỏ rồi không ăn nữa. Dường như nó biết ông bệnh, không ăn uống gì được nên nó buồn nó cũng bỏ ăn.
Ông với tay lấy ca nước đặt gần nơi ông nằm, nhưng tay ông yếu, không đủ sức để cầm và ông đã đánh rơi xuống đất. Tiếng rơi làm con chó giật mình, nó chạy lại cắp cái quai ca vào miệng rồi chạy qua cào cửa một người hàng xóm vẫn thường hay giúp đỡ ông. Nó cứ đứng đó vừa sủa, vừa cào cánh cửa sắt liên tục nhưng không ai ra mở cửa, có lẽ họ đã đi vắng. Ông ráng kêu nó vào, giọng ông chỉ còn nghe được rất nhỏ. Nó chạy vào bên ông, nó buồn. Một nỗi buồn hằn sâu trên khuôn mặt nó. Ông ôm nó vào lòng, nâng niu khuôn mặt nó, lau nước mắt cho nó. Rồi ông chỉ tay vào những ổ bánh mì còn đó. Nhưng nó chẳng buồn nhìn lấy một lần.

Đêm đó ông mất. Nó đã kêu suốt đêm, có lẽ nó đang khóc, nó đang xin mọi người cứu giúp chủ của nó. Nó chạy qua nhà hàng xóm kêu cửa và đứng rất lâu để chờ. Người hàng xóm đi ra mở cửa, nó dẫn ông đi qua nhà của chủ nó. Mọi người làm đám tang cho ông. Con chó cứ quanh quẩn nhìn chủ của mình. Nó khóc những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt nó. Người ta hỏa táng rồi mang hũ tro về đặt ở nhà ông lập cho ông một bài vị.
Từ khi ông mất, con chó không còn đi xin bánh mì nữa. Nó cũng chẳng ăn, uống bất cứ thứ gì. Ông hàng xóm thấy nó tội nghiệp mang nó về nuôi nhưng nó chẳng chịu đi đâu. Nó nằm trên chiếc giường nơi ông đã nằm đến giây phút cuối cùng. Sức nó mỗi ngày một yếu dần đi vì nó chẳng ăn uống gì với lại nó nhớ ông. Nó cứ nằm im một chỗ, giây phút cuối cùng trong cuộc đời nó nhìn lên hũ tro của ông rồi nhắm mắt lại. Giọt nước mắt chảy ra từ khóe mắt, nó đã đi theo ông sau một tuần.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Cho Đời Sống

MỘT CỐC NƯỚC

Thiền sư có một đệ tử thường hay oán than. Một hôm, ông bỏ muối vào một cốc nước và bảo người đó uống.
Đệ tử nói: “Mặn đến phát đắng.”
Thiền Sư tiếp tục bỏ nhiều muối hơn vào hồ nước và bảo đệ tử thử lại. Sau khi uống xong, người này nói: “Nước rất tinh khiết và ngọt”.
Lúc này, thiền sư mới nói: “Đời người, đau khổ chính là muối, vị mặn ngọt của nó được quyết định bởi thứ vật dụng chứa nó.”

Truyện cười trong ngày

ĐAU TIM VÌ CÂU CÁ

Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói với Tom:
- Sức khỏe của anh tương đối ổn. Tuy nhiên, nhịp tim của anh hơi nhanh.

Tom ngẫm nghĩ rồi nói:

- Có lẽ là do tôi thường xuyên câu cá.

- Không thể nào! - bác sĩ ngạc nhiên - Ngược lại, câu cá giúp anh bình tâm hơn.

Tom thở dài:

- Chuyện là tôi hay câu trộm ở ao nhà hàng xóm.

- !!!

Sunday, June 28, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 28 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - nhặt được của rơi

NHẶT ĐƯỢC CỦA RƠI

Đang đi vô mục đích như vậy thì bỗng thấy trên mặt đường: cái gì thế này? Một chiếc ví con bằng nhung màu đỏ. Và có vẻ không rỗng ruột mà chật căng tiền.

***

Một hôm tôi và chị Liôla nhặt được một chiếc hộp đựng kẹo rỗng. Chúng tôi bèn bỏ vào hộp một con ếch và một con nhện. Chúng tôi lấy giấy sạch gói chiếc hộp, buộc bằng một chiếc nơ xanh sang trọng và đặt nó bên vệ đường trước vườn nhà mình. Giống như kiểu ai đó vừa đi ngang qua và đánh rơi cái gói mới mua về.

Đặt cái gói sau cột đá, chúng tôi nấp trong vườn nhà mình, cố nhịn cười và sốt ruột chờ xem điều gì sẽ xảy ra.

Chờ một lúc thì có người đi qua.
Nhìn thấy chiếc hộp, dĩ nhiên là ông ta dừng lại, mừng rỡ, thậm chí còn xoa xoa hai tay vào nhau. Còn phải nói: ông ta nhặt được hộp kẹo – có phải ngày nào cũng gặp may như thế đâu!

Tôi và chị Liôla nín thở xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Người qua đường cúi xuống cầm cái gói lên, nhanh chóng mở nó ra, thấy chiếc hộp đẹp thì lại càng mừng hơn nữa.

Rồi nắp hộp được bật ra. Con ếch của chúng tôi ngồi buồn mãi trong bóng tối, đến lúc ấy vội nhảy thẳng vào tay người ấy. Ông ta kinh hoàng kêu lên và ném phắt chiếc hộp xuống.

Tôi và chị Liôla cười lăn ra bãi cỏ. Chúng tôi cười to đến nỗi người qua đường nhìn vào phía bọn tôi và hiểu ra mọi chuyện. Ông ta nhảy qua hàng rào hòng dạy cho chúng tôi một bài học.

Chúng tôi thét lên và vùng chạy vào nhà. Nhưng tôi vấp chân vào luống đất và ngã lăn ra. Người qua đường tóm được tôi và véo tai tôi rất đau. Tôi kêu ầm lên. Nhưng người kia cho tôi hai cái bạt tai rồi bình thản đi ra khỏi vườn. Nghe tiếng kêu, bố mẹ tôi chạy ra.

Vừa đỡ chiếc tai sưng tấy vừa khóc lóc, tôi lại gần bố mẹ kể lể về chuyện vừa xảy ra. Mẹ tôi định sai ông quét sân đuổi theo người kia và bắt ông ta. Chị Liôla toan đi gọi ông lao công nhưng bố tôi ngăn lại. Bố bảo chị Liôla và mẹ:

- Đừng gọi ông lao công làm gì. Và cũng đừng bắt người đi đường kia. Tất nhiên, ông ấy chẳng nên kéo tai Minka, nhưng có lẽ ở vào địa vị ông ta, bố cũng đã làm như vậy.

Nghe bố nói thế, mẹ nổi giận và nói:

- Anh thật là ích kỉ!

Tôi và chị Liôla cũng giận bố nhưng không nói gì cả. Tôi vừa xoa chiếc tai của mình vừa khóc toáng lên. Cả chị Liôla cũng sụt sịt khóc.

Mẹ nắm tay tôi và bảo bố:
Thay vì bênh người qua đường kia và làm cho các con phát khóc, anh hãy giải thích cho các con hiểu chúng đã hành động xấu ở chỗ nào. Bản thân em thì thấy chẳng có gì xấu cả. Và em vẫn cho rằng đó chỉ là trò nghịch ngợm của trẻ con mà thôi.

Bố tôi chẳng biết trả lời như thế nào. Ông chỉ nói:

- Rồi sẽ có lúc bọn trẻ lớn lên và chúng sẽ tự mình hiểu được, vì sao lại không nên làm như thế.
Thời gian dần trôi. Năm năm qua đi. Rồi mười năm trôi qua. Cuối cùng, mười hai năm đã trôi qua. Mười hai năm sau, từ một thằng bé con tôi đã trở thành một cậu sinh viên mười tám tuổi. Tất nhiên tôi đã quên và không còn nghĩ tới trường hợp đó nữa. Nhiều ý nghĩ thú vị hơn nhiều đã xâm chiếm đầu óc tôi.

Nhưng rồi có lần đã xảy ra chuyện như thế này:

Mùa xuân, sau khi thi học kì xong, tôi đến vùng Kavkaz ([3]). Thời đó sinh viên thường nhận việc để làm thêm trong mùa hè và thường đi về các địa phương. Tôi cũng nhận làm người soát vé trên tàu hỏa.

Tôi vốn là một sinh viên nghèo và không có tiền. Thế mà bây giờ người ta cho đi Kavkaz không mất tiền vé mà lại còn cho nhận lương nữa. Cho nên tôi nhận làm công việc đó. Và tôi đã lên đường.

Đầu tiên, tôi đến thành phố Rostov, vào sở hỏa xa để nhận tiền, giấy tờ và cái kìm bấm lỗ soát vé. Nhưng đoàn tàu của tôi bị chậm giờ. Thay vào buổi sáng, nó về ga vào lúc năm giờ chiều. Tôi gửi chiếc vali của mình vào phòng gửi hành lí ở nhà ga rồi đi tàu điện đến văn phòng Sở Hỏa xa.

Khi tôi đến nơi, người gác cửa nói:

- Rất đáng tiếc, anh đến muộn quá, chàng trai ạ. Văn phòng đã đóng cửa rồi.

- Sao lại đóng cửa? – tôi nói. - Hôm nay tôi cần phải nhận tiền và giấy chứng nhận mà.

Người gác cửa nói:

- Mọi người về hết rồi. Ngày kia mời anh lại đến.

- Sao lại ngày kia? – tôi nói. – Thôi thế thì mai tôi lại đến vậy.

Người gác nói:
- Ngày mai là ngày lễ, văn phòng không làm việc. Ngay kia anh cứ đến mà nhận những thứ cần thiết.

Tôi bước ra phố. Và đứng đực ra đó. Tôi không biết mình phải làm gì.

Phía trước còn hai ngày. Trong túi tôi không có tiền – tất cả còn đúng ba kôpếch. Ở thành phố xa lạ này tôi chẳng quen biết ai. Tôi sẽ ăn đâu, ngủ đâu, hoàn toàn không thể nào biết được.

Tôi lại đến nhà ga để lấy trong vali một thứ gì đó, áo sơmi hoặc khăn mặt để đem ra chợ bán lấy tiền. Nhưng ở nhà ga người ta bảo tôi:

- Trước khi anh muốn lấy vali thì phải trả tiền gửi đồ đi đã, rồi sau đó muốn làm gì với nó thì cứ việc làm.

Tôi chỉ còn đúng ba đồng xu nên không thể trả tiền gửi hành lý được. Thế là đành lủi thủi ra phố, lòng đầy hoang mang. Giá như bây giờ thì tôi sẽ không bị hoảng loạn như thế. Nhưng lần ấy tôi cảm thấy vô cùng lúng túng. Tôi đi lang thang vô định trên đường phố, lòng đầy đau khổ.
Đang đi vô mục đích như vậy thì bỗng thấy trên mặt đường: cái gì thế này? Một chiếc ví con bằng nhung màu đỏ. Và có vẻ không rỗng ruột mà chật căng tiền.

Trong giây lát tôi dừng lại. Những ý nghĩ mừng vui thoáng hiện trong đầu tôi. Tôi như thấy mình sau cánh cửa hiệu bánh mì. Sau đó, tôi thấy mình trên giường khách sạn, tay cầm một phong sôcôla.

Tôi tiến lên một bước về phía chiếc ví. Và đưa tay về phía nó. Đúng lúc đó chiếc ví (hay là tôi tưởng như vậy) chạy xa tay tôi một chút.

Tôi lại đưa tay định nhặt chiếc ví. Nhưng nó lại chuyển động xa hơn nữa, như để tránh bàn tay tôi.

Không hiểu chuyện gì xảy ra, tôi lao đến chiếc ví.

Vừa lúc đó, sau hàng rào, phía trong vườn, có tiếng cười của trẻ con vang rộ lên. Và chiếc ví được buộc bằng sợi chỉ biến khỏi mặt đường nhựa.

Tôi đến gần hàng rào. Mấy đứa trẻ đang cười lăn lộn trên mặt đất. Tôi muốn lao vào phía chúng. Và đã nắm lấy hàng rào để nhảy vào. Đúng lúc ấy tôi chợt nhớ ra trò nghịch ngợm của mình hồi bé.

Lập tức mặt tôi đỏ bừng lên. Tôi rời khỏi hàng rào. Và tôi chậm rãi bước đi tiếp.

Các bạn nhỏ! Trong cuộc đời, điều gì rồi cũng qua đi. Hai ngày ấy cũng đã trôi qua.

Chiều hôm ấy, tôi ra ngoại ô, đến một cánh đồng và thiếp đi trên một bãi cỏ.

Sáng hôm sau, khi mặt trời lên, tôi tỉnh dậy. Tôi dùng ba kôpếch mua một funt ([4]) bánh mì để ăn và uống nước trắng. Và tôi lại lang thang đi dạo trong thành phố cho hết ngày.
Đến chiều, tôi lại ra ngoại ô, nằm trên bãi cỏ để ngủ. Nhưng hôm ấy không may trời đổ mưa, tôi bị ướt như chuột lột ([5]).

Sáng sớm hôm sau tôi đứng sẵn trước cổng ngôi nhà để chờ văn phòng mở cửa. Cửa mở. Tôi bước vào văn phòng, vừa ướt át vừa bẩn thỉu. Các nhân viên văn phòng nhìn tôi đầy ngờ vực. Thoạt đầu họ không muốn phát tiền và giấy tờ cho tôi. Rốt cuộc rồi họ cũng phát cho.

Chẳng bao lâu sau, sung sướng và rạng rỡ, tôi lên đường đi Kavkaz.
Mikhail Zoshchenko

Nguyễn Thị Kim Hiền dịch

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Cho Đời Sống

BẢN THÂN VÀ NGƯỜI KHÁC

Đệ tử hỏi thiền sư: “Thưa thầy, con xin được hỏi làm thế nào mới có thể biến thành một người bản thân luôn vui vẻ và cũng có thể mang niềm vui đến cho người khác?”
Thiền Sư cười: “Đầu tiên, phải ‘coi mình là người khác’ đó là ‘vô ngã’; tiếp đến, phải ‘coi người khác là mình’, đó là ‘từ bi’; sau đó, phải ‘coi người khác là người khác’, đó là ‘trí tuệ’; cuối cùng, phải ‘coi mình là chính mình’, đó là ‘tự nhiên’.”

Truyện cười trong ngày

MẸ MUỐI MẶT VÌ CON QUÁ THẬT THÀ

Sáng mồng 1 Tết, Tũn đang say sưa chuẩn bị thay đồ mới thì có khách đến.
Thấy Tũn, ông ấy nói:

- Chà, Tũn bữa nay mồng 1 ăn mặc đẹp ghê, lại đây bác lì xì cho 50 nghìn nè!

Mẹ thấy Tũn nhận lì xì mà không chúc hay nói lại gì bèn nhắc:

- Tũn, con không biết nói gì à?

Tũn đáp tỉnh bơ:

- Dạ con không biết ạ!

- Ơ, thế con thấy mẹ hay nói gì với bố thế nào mỗi khi bố đưa tiền lương cho mẹ?

Tũn ngẫm nghĩ một lúc rồi hét to vào mặt ông khách kia:

- Có bấy nhiêu đây thôi à, ông đem đi nuôi bồ nhí rồi phải không hả?

- !!!

Saturday, June 27, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 27 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - Bức thư nổi tiếng của người cha làm chính khách

BỨC THƯ NỔI TIẾNG CỦA NGƯỜI CHA LÀM CHÍNH KHÁCH

Đây là một lá thư của ông Tôn Vận Tuyền, một chính khách nổi tiếng của Đài Loan gởi cho các con của ông lúc ông còn sống.

Tôn Vận Tuyền (10/11/1913 - 15/2/2006), là một kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc).

Ông là một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan. Ông có công xây dựng mười dự án siêu cấu trúc (như Sân bay quốc tế Tưởng Giới Thạch, Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc quốc gia Tôn Dật Tiên, Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia... Ông còn được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về công nghệ và kinh tế ở Đài Loan.

Ngày 24/2/1984 ông bị đột quỵ, sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Ông mất vào tháng 2/2006 tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi.

Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm kinh tế, chính trị, ông còn được biết đến với bức thư gửi con trai. Trong thư, ông đã gửi gắm những bài học sâu sắc được nhiều người quan tâm. Bức thư đã được dịch lại bằng nhiều thứ tiếng và được lan truyền trên mạng xã hội, cũng như trên các diễn đàn trong thời gian gần đây. Các bạn đọc và cùng tham khảo.
"Các con thân mến, viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời :

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ.

Trong cuộc đời này, không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con cả, ngoại trừ cha và mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2. Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó.

Nếu hiểu rõ được nguyên lý này, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời, thì cũng nên hiểu, đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!
Cho nên, nếu ta càng biết trân quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.

4. Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chỉ là một cảm xúc nhất thời. Cảm giác này, tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi.

Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm áp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình!

5. Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công.

Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỹ điều này!

6. Ba không yêu cầu các con phải phụng dưỡng ba trong nửa quãng đời còn lại của ba sau này. Ngược lại, ba cũng không thể bao bọc nửa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc ba đã làm tròn thiên chức của ba. Sau này, các con có đi xe bus công cộng hay đi ô tô nhà, các con ăn súp vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử tốt với mình.

Mình đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là người ta sẽ đối xử lại mình như thế ấy. Nếu không hiểu rõ được điều này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8. Trong hai mươi năm qua, ba tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay. Điều này, chứng tỏ muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian này, không có cái gì miễn phí cả.
9. Sum hợp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân quý khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau. Kiếp sau, dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu."

Tôn Vận Tuyền

Bài Sưu tầm

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Cho Đời Sống'

GẠO VẪN LÀ GẠO

Một đệ tử thỉnh giáo thiền sư:
- Sư phụ, có người nói con tài giỏi, cũng có người mắng con là ngốc nghếch, ý kiến của thầy thế nào ạ?
- Vậy con đánh giá mình thế nào?
Đệ tử ngơ ngác. Thiền sư trả lời: - Ví dụ một cân gạo, trong mắt người làm bánh thì nó là bánh nướng, trong mắt người nấu rượu thì nó là rượu, trong mắt người ăn xin thì đó là một bữa cơm cứu mạng. Còn gạo thì vẫn là gạo mà thôi.

Truyện cười trong ngày

NHÂN TÀI NHƯ LÁ RỤNG MÙA THU

Phóng viên phỏng vấn một vị giám đốc:
- Theo một khảo sát thì công ty của anh có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao nhất trong năm qua. Theo anh, lý do đến từ đâu?

Vị giám đốc tự hào đáp:

- Điều này chứng minh công ty của chúng tôi có rất nhiều nhân tài.

- Vì sao anh lại cho rằng như thế? - phóng viên kinh ngạc.

- Người xưa có câu 'nhân tài như lá rụng mùa thu'. - vị giám đốc điềm tĩnh nói - Nhân viên của tôi 'rụng' nhiều như thế chứng tỏ công ty nhân tài nhiều vô kể.

- !?!

Friday, June 26, 2020

Suy Niêm Trong Ngày 26 tháng 6,2020

Truyện ngắn - Chú Hề

CHÚ HỀ

Người ta nói rằng người lạc quan là người cô độc vì họ lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ, cố mang lại niềm vui cho mọi người.

***

Ngày xửa ngày xưa, có một chú hề làm nghề mua vui cho mọi người. Chú không thể nói chuyện, mà cũng chẳng thể biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt của mình được. Trên mặt chú lúc nào cũng chỉ có nụ cuời vui hạnh phúc - một nụ cười giả tạo mà câu căm ghét. Và mấy ai biết được nỗi cô đơn trong lòng của chú chứ.
Ngày qua ngày, làm trò hề cho thiên hạ, lòng chú nặng trĩu bao nỗi niềm mà hề ta chẳng biết nguyên cớ làm chi. Có lẽ bởi vì chú nhớ người chủ đầu tiên của mình - người mà đã từng nâng niu giữ gìn chú như một người bạn thân từng ấy năm trời, thế mà... .thời gian thay đổi tất cả. Cậu từ bỏ chủ. Ngồi ngẫm nghĩ lại ngày xưa mà lòng cậu bồi hồi xao xuyến.

Thế rồi một ngày kia, ông bụt lại hiện ra như trong bao chuyện cổ tích, rồi ông gặn hỏi bao điều, rồi ông cũng ban cho cậu một điều ước---cậu sẽ đựơc biểu hiện cảm xúc của mình, cậu sẽ được khóc, được cười, được nhìn thẳng vào mắt của người đối diện mà nói rằng: Tôi buồn, tôi vui, tôi mệt mỏi, tôi hạnh phúc...

Nhưng mọi chuyện không diễn ra như ý chú muốn. Không còn ai đến xem chú diễn cả, họ la lối, quát tháo, họ không thích những giọt nước mắt của chú. Họ không thích nhìn người khác khóc, vì mọi người đều xem nỗi đau của mình là lớn nhất và không ai muốn nghe vấn đề của người khác cả. Và hề cũng vậy. Chú cảm thấy hoang mang, hoảng sợ truớc sự nổi giận của khán giả. Và chú quyết định quay về như ngày xưa - cái ngày mà chú làm trò mua vui cho nguời khác.

Nhưng lạ thay, truớc khi khuôn mặt của hề nở nụ cười giả tạo, bỗng từ đâu một giọt nước mặt tuôn trào và lăn dài rồi đọng lại trên má cuả hề. Và từ đó hề có một khuôn mặt nửa buồn nửa vui. Nhưng không ai thấy đươc giọt nuớc mắt kia của hề - giọt nước mắt mà chính hề cũng lãng quên.

Thế là cuộc sống vẫn tiếp tục, mọi người vẫn cố trốn chạy nỗi buồn của thế giới một nỗi buồn làm con tim đau đớn nỗi buồn của tình yêu nỗi buồn của sự mất mát nỗi buồn của thất vọng .....và giọt nước mắt của hề vẫn tồn đọng trên khuôn mặt của chú hề ta hữu hình mà vô hình...

Người ta nói rằng người lạc quan là người cô độc vì họ lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ, cố mang lại niềm vui cho mọi người mà đâu biết rằng chính sự lạc quan cuả họ từ từ biến họ thành một chú hề, một chú hề chuyên mua vui cho người khác...rồi từ từ chú hề ấy không còn dám thể hiện niềm vui nỗi buồn thực sự cuả mình nữa...
Và mọi người cũng chỉ còn nhìn thấy vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười cuả chú hề ấy mà người ta quên rằng trên gương mặt ấy có một giọt lệ...

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Cho Đời Sống

SO SÁNH

Có một ông hành giả đến hỏi thiền sư:
- Con lớn tuổi, nhớ dở, hiểu chậm. Xin sư phụ chỉ điểm Phật pháp cho con, có cách nào mà thu gọn Phật pháp trong một câu nói .
Vị thiền sư nghe vậy lấy một cây que vạch một đường dưới đất rồi hỏi người học trò:
- Đường vạch này là dài hay ngắn?
Hành giả trả lời:
- Thưa thầy con hiểu rồi. Khổ ở đời, vì mình còn so sánh: Đây Đó - Trong Ngoài - Tốt Xấu - Thích Ghét - Hạnh phúc Đau khổ.

Truyện cười trong ngày

BỐ CHOÁNG VÁNG VỚI LỜI ĐÁP TRẢ CỦA CON GÁI

Sau khi cãi nhau ầm ĩ, vợ đòi chia tay, ông chồng nghe thế liền cầu cứu con gái 5 tuổi:
- Con gái, nói giúp bố đi! Mẹ con đòi ly hôn với bố kìa!

Cô con gái dửng dưng đáp:

- Ly hôn thì ly hôn thôi!

- Bố mẹ ly hôn mà con không quan tâm gì à? - ông bố mếu máo.

- Cả việc lấy nhau mà bố mẹ còn không thèm hỏi ý kiến con. - cô con gái giận dỗi nói - Thì tại sao con phải quan tâm chuyện hai người chia tay chứ?

- !?!

Thursday, June 25, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 25 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - Ham hưởng nhàn nhã thì sao thành được việc lớn

HAM HƯỞNG NHÀN NHÃ THÌ SAO THÀNH ĐƯỢC VIỆC LỚN?

Từ xưa đến nay, phàm là bậc hiền nhân hay nông phu thì muốn làm thành được việc lớn đều phải đặt tâm, kiên nhẫn, không ngại khó ngại khổ. Còn người chỉ mong hưởng an nhàn thì việc nhỏ cũng khó làm thành, huống chi nói đến việc lớn?
Đào Khản tự là Sĩ Hành, người Giang Tây, là danh thần thời Đông Tấn. Ông từng lập chiến công lớn và được phong làm quan thứ sử địa phận Kinh Châu.

Thời ấy, có người đố kỵ với ông nên đã bày mưu hãm hại khiến ông bị giáng chức và bị điều đến vùng đất Nghiễm Châu xa xôi hẻo lánh.
Lúc Đào Khản ở Nghiễm Châu, không có bất kỳ việc gì cho ông làm hết. Cuộc sống của ông khi ấy, mỗi ngày đều vô cùng nhàn nhã. Nhưng Đào Khản vốn là một người có học vấn uyên thâm và đạo đức cao quý nên ông hiểu rõ sự nguy hại của việc nhàn nhã.

Có nhiều người cho rằng cuộc sống thanh nhàn như vậy thật là điều may mắn, nhưng Đào Khản không cam chịu, càng không phóng túng bản thân, ham muốn hưởng thụ an nhàn. Mỗi ngày, từ sáng sớm ông đều chuyển hàng trăm viên gạch từ trong thư phòng ra bên ngoài, đến buổi tối ông lại chuyển hết số gạch ấy vào trong phòng.

Mọi người thấy rất kỳ quái, liền hỏi nguyên nhân vì sao khiến ông lại làm việc ấy.

Đào Khản trả lời: "Ta tận sức thu phục Trung Nguyên. Nếu an nhàn quá sẽ khiến ý chí và tinh thần sa sút, chỉ e tương lai không thể làm thành được việc lớn."

Sau khi Đào Khản trở lại Kinh Châu, đất Kinh Châu liên hoan ăn mừng chào đón ông. Ở Kinh Châu, mặc dù công việc của ông vô cùng bận rộn nhưng ông vẫn kiên trì di chuyển những viên gạch từ trong ra đến ngoài phòng và từ ngoài vào trong phòng. Ông lấy việc này để tôi luyện ý chí của mình, vì thế mà người đời sau gọi ông là "Vận Bích Ông" (Ông lão chuyển gạch).

Đào Khản thường xuyên khuyên răn người khác rằng: "Đại Vũ là bậc thánh nhân. Ông ấy còn quý trọng mỗi giây phút thời gian. Chúng ta là người thường, càng nên phải quý trong mỗi giây phút thời gian, sao có thể phóng túng bản thân, sa vào chơi bời, sống mơ mơ màng màng được?"

Vì chịu khó chịu khổ, không màng an nhàn, ý chí vững bền nên về sau Đào Khản lại được tăng chức lên làm Chinh tây đại tướng quân, kiêm cả chức quan Thứ sử Kinh Châu, Đô đốc quân sự của tám châu, thanh danh của ông vô cùng hiển hách.
Thời Xuân Thu, danh tướng Quản Trọng của nước Tề từng khuyên can Tề Hoàn Công rằng: "Chơi bời hưởng lạc khác nào uống rượu độc tự sát"

Cổ nhân coi việc ham muốn hưởng lạc an nhàn còn độc hại hơn cả rượu độc, bởi vì nó từng giờ từng phút gặm nhấm mất ý chí của con người. Người xưa cũng dạy rằng: "Sống bởi gian khổ, chết bởi an nhàn", cũng chính là muốn nói đến đạo lý này.

Trong "Hán Thư" cũng viết: "Cổ nhân ví ham hưởng an nhàn như rượu độc, đem việc đánh mất đạo đức để được giàu sang là việc bất hạnh. Nhà Hán hưng khởi đến lúc Hiếu Bình Đế, Chư hầu vương hàng trăm năm, phần lớn đều ngang ngược kiêu ngạo, hoang dâm vô độ, đánh mất đạo đức. Vì sao lại như vậy? Sa đà vào phóng túng, hưởng lạc, địa vị làm cho họ trở thành như vậy." Đây hẳn là tấm gương, là bài học cảnh tỉnh cho người đời sau.

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Cho Đời Sống

ĐỨC PHẬT KHÔNG LÀM ĐƯỌC

Có một đệ tử hỏi Phật rằng : “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?
Phật rằng : “Tôi tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là:
- Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
- Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.
- Diệu pháp không thể diễn tả được, Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
- Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước; Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.

Truyện cười trong ngày

NGUYÊN NHÂN HỌC TRÒ KHÔNG THÍCH MÔN LỊCH SỬ

Trong buổi học đầu tiên, giáo viên nói với cả lớp:

- Lịch sử là một môn học thú vị và bổ ích. Nó sẽ cho các em biết những gì đã từng xảy ra trong quá khứ.

Jimmy nghe vậy liền nói:

- Thưa cô, em nghĩ mình không nên học môn lịch sử.

- Tại sao? - giáo viên kinh ngạc.

Jimmy nhún vai:

- Vì môn này không có tương lai ạ!

- !?!

Wednesday, June 24, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 24 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - Người chiến thắng trong cõi sinh tử

NGƯỜI CHIẾN THẮNG TRONG CÕI SINH TỬ

Vào thời khắc của mình, khi mà thân thể được tẩy gội sạch sẽ, trong lúc nằm lơ ngơ chờ đợi một trạng thái dễ chịu hiếm hoi, ông già lại bị đánh thức bởi một hạt bụi mềm như tro tàn từ một rặng cây nào đó.

***

Chuyện từ nhiều năm trước, vào một ngày thu, vị ẩn sĩ quay về nơi trú ẩn của mình sau những rặng cây, ông bắt gặp trong căn chòi màu đất một thằng bé đang cuộn tròn trên bếp, mình quấn một cái khăn cũ. Nó đã nằm đó suốt mùa hè, lả đi vì đói, hai cánh tay khẳng khiu vùi trong tro lạnh. Mùa thu qua đi rất nhanh. Thằng bé được hồi sinh bằng một món cháo loãng của vị ẩn sĩ. Nó sống yên ổn hết mùa đông dưới sự che chở của ân nhân mà năm mươi năm sau, trong lúc phủi một hạt bụi bám trên nếp đại phục, nó đã nghĩ tới ông với nỗi buồn thắt lòng.
Thằng bé siêng năng và kiên nhẫn phi thường. Những buổi mai tinh mơ, khi vị ẩn sĩ còn chìm trong cơn nhập định, nó đã một mình tha thẩn dưới những cành khô đang thay lá. Khi những chùm hoa phù dung cuối cùng rụng xuống mái hiên màu đất, thằng bé bắt đầu rung động bởi những giấc mộng thường tìm tới nó mỗi đêm từ xa thẳm chân trời, ở bờ bên kia con sông, nơi luôn bị che lấp bởi rặng cây. Thế giới đó huyền ảo và quyến rũ tới mức một đôi lần nó đã khóc nấc lên trong giấc mơ.

Một đêm vị ẩn sĩ gọi nó đến. Ông chỉ cho nó một cái ghế vừa mới làm từ những cây trâm bầu tươi. "Ngồi xuống, ta sẽ cho con nghe." Vị ẩn sĩ lấy ra một cây sáo sáu lỗ. Cây sáo vừa mới chuốt, sắc nhựa chưa sẫm màu. Thằng bé ngồi lên ghế. Ban đầu nó cảm thấy đau buốt, nhưng khi tiếng sáo cất lên, hồn nó đột nhiên nhẹ hẫng. Tiếng sáo đưa nó băng qua đồng nước lơ thơ những cành khô. Ở đó, nơi xa thẳm chân trời, có một con sông màu xám đang giận dữ trèo qua những ghềnh đá và những ngư thuyền đang run rẩy trên bọt sóng.

Ở đó, nó bắt gặp vô số xác chết của gia súc đang trôi nổi khắp dòng sông, vô số thiếu nữ đang ngồi nhìn dòng sông ngập những xác chết gia súc với những giọt nước mắt lăn dài trên má. Và cuối cùng là vô số những chiến binh què cụt đang rối rít xua rắn trên bãi sông bằng những khúc gậy ngắn. Thằng bé bật dậy. Máu từ những vết thủng do gai trâm bầu ở mông và đùi nhỏ xuống từng giọt." Con hiểu thầy muốn con phải làm gì". Ẩn sĩ dịu dàng nhìn nó: "Tại sao con lại nói với ta điều đó?"." Bởi vì con không thể làm được như thầy". Thằng bé lắc đầu: "Tiếng sáo của thầy chưa cho con thấy được niềm vui của người chiến thắng".
Mùa xuân thứ hai, thứ ba, rồi thứ mười trôi qua, thằng bé vẫn sống bình yên với ân nhân của nó trong căn chòi màu đất. Lúc này nó đã trở thành một chàng trai khoẻ mạnh, bản lĩnh với biết bao khát vọng, tham vọng mãnh liệt trong từng mạch máu. Trong lúc đó, vị ẩn sĩ ngày càng mòn mỏi trên con đường khổ hạnh. Ông không còn tự chuyển động trên đôi chân của mình được nữa.

Rồi một mùa xuân nữa trôi qua, thằng bé đã kết xong một chiếc bè nhỏ bằng những khúc gỗ lấy từ rặng cây. Nó quyết định vượt qua bãi đồng nước. vào thời điểm này, tất cả những tri thức thằng bé có được về cái nơi xa thẳm chân trời ấy đều chỉ là những cảm giác. Phải đến gần năm mươi năm sau, thằng bé năm nào mới biết rõ về cái thế giới mơ ước thuở đó.

Một ngày tàn xuân, giữa cơn hấp hối, vị ẩn sĩ gọi thằng bé đến bên giường bệnh: "Này con, thời khắc của ta đã đến. Ta muốn nghe con nói về những gì con nung nấu. Chàng trai trẻ quỳ sụp xuống:" Thầy ơi, con sẽ đi tìm điều mà thầy chưa cho con nhìn thấy."

Vị ẩn sĩ thở dài: "Thôi con đi đi và đừng bao giờ quên, sinh tử chính là nỗi ô nhục lớn nhất của đời người". Chàng trai trẻ lẳng lặng lui ra ngoài. Khi cậu trở vào, căn chòi đã nồng nặc tử khí. Bên ngoài những rặng cây đang chìm trong biển lửa. cậu đứng rất lâu bên giường ân nhân trước khi chôn cất người. Đó là lần đầu tiên cậu nhìn thấy cái chết, nhưng cậu không thấy nỗi ô nhục nào cả.

Năm mươi năm sau, có một lần ký ức mờ nhạt của chàng trai trẻ năm xưa chợt bùng lên khi đứng trước lằn ranh sinh tử mỏng manh. Kỷ niệm chỉ thoáng qua nhưng đủ để nỗi buồn trong ông làm ông ngẹn ngào. Đó cũng là cơn phiền muộn duy nhất trong những năm tháng tìm kiếm niềm vui chiến thắng của đời ông.
Lúc này, ông là người chiến thắng. Nhớ lại khi xưa, ông đã chặt đứt một ngón tay sau khi đốt trụi rặng cây và dặn lòng phải không để những lời sư phụ ông nói trong cơn hấp hối làm ảnh hưởng đến ý chí, quyết tâm của ông. Ông đã cố gắng rất nhiều và rất lâu để thôi không nghĩ đến món cháo loãng đã cứu sống sinh mạng ông và tất nhiên, ông không thấy nỗi ô nhục nào trong những hạt gạo bần hàn đó.

Khi thời khắc đến, với thân thể được tẩy gội sạch sẽ, ông không trải qua cơn hấp hối nào hết. Ông ra đi thanh thản trước nụ cười của một chàng trẻ mà tính cách y hệt như ông khi xưa - người mà ông hết lòng thương yêu trong hành trình tìm kiếm chiến thắng đời mình - con trai ông.

Nguyễn Minh Hoàng

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Cho Đời Sống

THIỀN GIẢ CHÂN CHÁNH

Triệu Châu nói:
- Từ khi ta làm chủ một ngôi chùa đến nay, chưa từng gặp một thiền giả chân chánh.
Khi ấy, có một học tăng đứng bên cạnh hỏi:
- Nếu gặp thiền giả chân chánh, thầy sẽ nghĩ thế nào?
Triệu Châu nói:
- Một cây cung to phải dùng cả ngàn sức mạnh, không vì một con chuột nhắt mà giương cung.

Truyện cười trong ngày

VỢ NỔI ĐÓA VỚI SÁNG KIẾN CỦA CHỒNG

Cuối tháng, vợ bảo chồng:
- Lương tháng này của anh dành ra mua cái máy giặt cửa ngang nhé!

Anh chồng càu nhàu:

- Em cứ vẽ chuyện!

- Chứ cái máy giặt cửa đứng nhà mình giặt hại quần áo lắm! - vợ giải thích.

Anh chồng nhún vai:

- Nếu em thích, anh sẽ để  ngửa cái máy giặt cửa đứng nhà mình ra, vậy là nó thành cái máy giặt có cửa trên nắp rồi. Mua bán gì cho lãng phí!

- !!!

Tuesday, June 23, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 23 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - Chiếc nhẫn rơi giữa đời

Chiếc nhẫn rơi giữa đời

Năm 2014 vừa qua, ông Billy Ray Harris – một người lang thang không nhà (homeless) 55 tuổi, ăn xin tại đầu một con đường ở TB Kansas . Một cô gái tên Sarah Darling đi ngang qua, cho vào trong chén của ông một ít tiền, nhưng cô không chú ý rằng chiếc nhẫn trên tay cũng vô tình rơi vào chén.
Billy nhặt lấy và ông muốn bán chiếc nhẫn đi, có tiệm ngã giá 4000 đô-la. Đối với một người lang thang thì đây là một số tiền lớn, nhưng Billy nghe xong lại do dự…

Sau mấy ngày cân nhắc, Billy quyết định đem chiếc nhẫn trả lại cho người đã mất. Ông ngồi đợi và trả nhẫn lại cho Sarah.

Khi Sarah nhận lại chiếc nhẫn, cô vô cùng cảm kích, vì đó là chiếc nhẫn đính hôn của cô, ý nghĩa vô cùng to lớn. Để tỏ lòng cảm ơn, Sarah và người chồng hứa hôn của mình quyết định quyên tiền cho Billy, giúp ông có một cuộc sống bình thường như mọi người. Lúc ấy, hai người cho rằng có lẽ được vài ngàn thôi, không ngờ nhiều người sau khi nghe câu chuyện đó, đều rất cảm động, ba tháng sau đã quyên được gần 190 ngàn đô-la.

Billy dùng số tiền đó mua nhà, mua xe, nhưng vận may vẫn chưa hết.

Sau khi câu chuyện của Billy được truyền thông đưa tin, người chị thất lạc 16 năm thấy ảnh ông trên tivi, cuối cùng đã tìm được ông. Ông cứ nghĩ rằng người chị này đã qua đời. Billy và người nhà đoàn tụ.

Cứ như vậy, Billy không chỉ có tiền, tìm lại được gia đình, mà còn có người bạn tốt là Sarah và gia đình cô. Sau khi Sarah kết hôn, cô có một đứa bé. Cô nói sẽ kể cho con của cô rằng Billy đối với gia đình cô quan trọng thế nào. Hơn nữa, câu chuyện chân thật này sẽ giúp đứa trẻ hiểu được điều gì là đúng, điều gì là sai. Như vậy, nhiều người đã hợp sức để thay đổi cuộc đời một người xứng đáng với sự trợ giúp đó.

Bây giờ, khi mọi người nhìn thấy Billy, họ không phải bố thí nữa, mà là nắm tay ông, chúc mừng ông.

Billy nói, khi nhớ lại nỗi khổ trước kia, ông vô cùng cảm tạ các vị Thần đã cho ông cơ hội này, cho ông quay lại cuộc sống của một người bình thường. Ông sẽ sống thật tốt, để những người trợ giúp ông biết tấm lòng của họ không hề uổng phí. Đây thật giống một câu chuyện thần thoại, các vị Thần để một kẻ lang thang nhặt được chiếc nhẫn, thử thách lòng tham của ông, kết quả kẻ lang thang vượt qua được cám dỗ, từ đó về sau sống một cuộc sống hạnh phúc.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Nguồn Gốc

Hôm ấy là ngày sinh nhật của một nữ đệ tử. Thiền Sư hỏi:
- Con muốn món quà gì cho ngày sinh nhật của con?
- Điều gì có thể mang lại cho con sự tỉnh giác.
Thiền Sư mỉm cười:
- Con ơi, hãy cho thầy biết, khi con sinh ra đời, con đã đi vào trần gian như một vì sao từ trên trời rơi xuống hay đã rời khỏi trần gian như một chiếc lá rụng khỏi thân cây?
Suốt ngày, nữ đệ tử nghiền ngẫm câu hỏi lạ lùng đó của Thiền Sư, rồi bất chợt tìm thấy câu trả lời và tỉnh thức.

Truyện cười trong ngày

Cầu Khấn

Một cô gái đi đến một ngôi miễu cầu khẩn:

- Con lạy tiên cô, xin ban cho con lấy được người chồng: Thứ nhất là vô cùng giàu có, thứ hai là chức trọng quyền cao, thứ ba là trẻ và đẹp trai, thứ tư là luôn luôn chung thủy .

Tiên cô nghe xong lắc đầu nói: - Trên trời tìm còn không có huống chi dưới đất !!!!

Monday, June 22, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 22 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - Chuyện phong thủy

Chuyện phong thủy

Vài thế kỷ trước ở bên Tàu, có một ông thầy Địa lý rất nổi tiếng, nhưng tính tình ông này thì rất hẹp hòi và nóng tính. Vào một ngày của mùa hè ông ta được lệnh của Vua đi tìm long mạch và Huyệt kết cho nhà vua dùng làm nơi xây mồ mả tổ tiên.

Thời kỳ đó phương tiện giao thông khó khăn nên phần đông người ta đi ngựa và đi bộ mà thôi. Sau nhiều ngày băng rừng vượt núi, ông thầy đã tìm được huyệt quý. Ông ta vui mừng trở về phúc trình với Hoàng đế. Trên đường về, ông ta đã cạn hết lương thực và nước uống, giữa vùng rừng núi hoang vu, ông ta không biết tìm đâu ra được mạch suối ngầm để lấy nước uống giữa mùa hè nóng bỏng.

Trong cơn tuyệt vọng, ông ta đến được một khu rẫy. Chủ nhân là một người đàn bà trung niên và 3 người con trai đang cuốc đất. Ông ta mừng quá chạy ngay vào xin nước uống. Người đàn bà vui vẻ đi lấy cho ông ta một bát nước đầy. nhưng trước khi đưa bát nước cho ông ta, bà hốt một nắm lá cây bỏ vào bát. Ông thầy rất giận nhưng vì đang khát, ông ta cũng ráng dằn xuống mà uống hết bát nước cho qua đi cơn khát. trong bụng ông ta đã có ý định trả thù người đàn bà vô lễ kia. Sau khi hỏi thăm ông ta biết được chồng của người đàn bà nghèo khổ kia đã chết vài năm trước, để lại cho bà một mảnh đất hoang và 3 đứa con nhỏ. Ông ta tự giới thiệu tên và cho biết ông ta là một nhà phong thuỷ nổi tiếng làm việc cho triều đình. Ông ta bảo muốn coi giúp về phong thuỷ của căn nhà của người đàn bà tội nghiệp kia.

Sau khi quan sát căn nhà và cấu trúc địa lý xung quanh , ông ta bảo căn nhà của bà không tốt, nếu sống ở đó thì suốt đời nghèo khổ vất vả. Rồi thì ông ta bảo cho người đàn bà biết rằng, ông ta biết được có một căn nhà bỏ hoang lâu đời với đất đai rộng rãi ở bên kia núi, ông ta khuyên người đàn bà nên dọn về đó ở sẽ tốt hơn. Ông ta nói xong thì vội vã bỏ đi, trong lòng vui sướng vì đã trả được thù, khu đất và căn nhà hoang không chủ mà ông ta chỉ cho người đàn bà là một khu đất chết phạm vào Ngũ Quỷ xung sát, là một khu đất cực xấu, ai sống ở đó đều chết yểu.

Sau một thời gian khá lâu, ông ta có dịp đi ngang qua vùng đất cũ, ông gặp lại người đàn bà và ông ta hết sức kinh ngạc vì người đàn bà nghèo khổ ngày xưa bây giờ là một người đàn bà giàu có, nhà cao cửa rộng. Người đàn bà đón tiếp ông rất ân cần vì biết ơn ông đã chỉ cho bà một khu đất tốt, từ khi dọn vào, bà luôn luôn trúng mùa, tiền bạc dư giả, con cái học hành tới nơi tới chốn, 2 trong 3 đứa con trai đang làm quan, đứa con thứ ba thì thông minh xuất chúng, đang dạy học và rất có tên tuổi. Ông ta kín đáo quan sát căn nhà, và vùng đất xung quanh, tuy có sang trọng hơn nhưng trên căn bản vẫn là vùng đất phạm Ngũ Quỹ xung sát. Lòng càng hoài nghi dữ dội, cuối cùng ông ta thú thiệt về việc trả thù của ông ta vì ngày xưa người đàn bà đã vô lễ bỏ lá rác vào bát nước trước khi trao cho ông uống. Người đàn bà giải thích rằng, sỡ dĩ bà ta làm như vậy là vì lúc đó trời đang nóng bức, ông ta lại đang khát sắp chết, nếu trao cho ông ta bát nước bình thường thì ông ta sẽ uống cạn ngay, sẽ khiến ông ta bị sốc mà bị nguy hiểm đến tính mạng , cho nên bà bỏ lá cây khô vào là để ông ta từ từ uống vì phải vừa uống vừa gạt bỏ lá qua một bên.

Đến lúc đó ông thầy mới chợt hiểu, vì những gì bà làm để cứu mạng của ông ta đã tạo nên công đức, đủ để hoá giải đi cái ảnh hưởng xấu của vùng đất chết.

Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống

Giáo Điều

Một vị khách tự cho rằng mình không cần phải truy tầm Chân Lý vì ông cho rằng mình đã tìm ra Chân Lý trong những xác tín về tôn giáo của mình. Thiền Sư nói với ông:
- Xưa có một sinh viên không thể nào trở thành nhà toán học vì tin tưởng mù quáng vào các đáp số in ở cuối sách và mỉa mai thay, những đáp số đó đều trúng hết!

Truyện cười trong ngày

Thiện tai

Một thằng bé trèo tường vào chùa nghịch ngợm và hái trộm hoa quả, bị sư trụ trì tóm được và thọi cho cu cậu 1 trận tơi tả. Nó chạy về nhà khóc và gọi bố nó đến. Ông bố vốn là 1 đầu gấu có tiếng ở vùng này vội đến gặp nhà sư và hầm hầm nói:
– Này, sao mày chửi con tao?
– Thiện tai, thiện tai, bần tăng chưa chửi ai bao giờ.
– Thế tại sao mày đánh con tao?
– Thiện tai, thiện tai, bần tăng chưa đánh ai bao giờ.
– Cái thằng đầu trọc này, đã đánh con tao tại sao lại không nhận. Có giỏi thì đánh nhau với tao.
– Thiện tai, thiện tai, xin mời thí chủ, bần tăng… chưa ngán thằng nào bao giờ!

Sunday, June 21, 2020

Suy Niệm Trong Ngày 21 tháng 6, 2020

Truyện ngắn - Việc Tốt và Việc Xấu

Việc Tốt và Việc Xấu


Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái để cho người nghèo đói.
Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy. Hàng ngày, có một người gù lưng đến lấy ổ bánh mì.
Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đây: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác.
Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu : “Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Người đàn bà rất bực bội. Bà thầm nghĩ, "Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”
Một ngày kia, không chịu được nữa, bà quyết định cho người gù đi khuất mắt. Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.”
Và bà đã làm gì ? Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì làm cho người gù ! Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên.
Bà hốt hoảng, “Ta làm gì thế này?”
Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.
Như mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
Ông ta cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có một trận chiến giận dữ. Mỗi ngày, khi người đàn bà đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà đều cầu nguyện cho đứa con trai đi xa tìm việc làm.
Đã nhiều tháng qua, bà không nhận được tin tức gì của con. Bà cầu nguyện cho con trở về nhà bình an.
Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa. Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa.
Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt.
Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:
“Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường. Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon. Khi đưa bánh cho con, ông ta nói: “Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”
Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết !
Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng: “Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”