Friday, July 31, 2015
Chuyện Tiền Thân Đức Phật - Người Định Giá
Người định giá - The Price Maker
(Tính xuẩn ngốc)
Minh Hạnh dịch thuật
Ngày xưa rất xưa, có một ông vua cai trị xứ Benares, tại miền Bắc Ấn Độ.Có một vị quan thần của vua trong chức vụ Quan Định Giá, là một người lương thiện. Công việc của ông là định giá cả tất cả mọi thứ mà vua muốn mua hay bán.
Trong một vài trường hợp, vua đã không thích giá của vị quan này đặt ra. Vua đã không nhận được mối lợi lớn như ý muốn. Nhà vua đã không muốn phải trả nhiều khi mua gì hoặc khi nhà vua không nhận được đủ cho một vụ bán. Do đó nhà vua có ý định thay đổi người khác vào chức vụ quan định giá.
Một ngày nọ nhà vua nhìn thấy một người tướng mạo sáng sủa vua nghĩ, "Anh chàng này sẽ là vị quan định giá cả tốt cho ta." Thế là ông bèn cho vị quan định giá lương thiện nghỉ việc, và chỉ định người đàn ông này vào địa vị quan định giá. Vị quan mới nhậm chức nghĩ rằng, "Ta phải làm vui lòng vua bằng cách mua với giá thật thấp và bán với giá thật cao." Do vậy ông ta đã định giá buồn cười, không cần biết giá trị thật sự của món hàng.
Sự thu nhập này đem về cho nhà vua rất nhiều, và vua đã vô cùng vui thích. Trong lúc ấy, tất cả mọi người những ai giao dịch buôn bán với vị quan định giá mới này, luôn cả những quan triều thần khác của nhà vua và ngay cả những dân thường cũng không vui.
Rồi một ngày kia một người thương buôn ngựa tới xứ Benares với 500 con ngựa để bán . Đó là những con ngựa giống, những con ngựa cái và những con ngựa con. Nhà vua mời người thương buôn đến hoàng cung, và cho vời vị quan định giá đến để định giá cho tất cả 500 con ngựa. Ông ta suy nghĩ chỉ là để vui lòng nhà vua, ông ta nói "Toàn thể đoàn ngựa trị giá một chén gạo." Vì vậy Vua ra lệnh đem một chén gạo trả cho người thương buôn ngựa, và tất cả đoàn ngựa được đưa vào chuồng.
Dĩ nhiên là người thương buôn vô cùng tức giận, nhưng ông ta không thể làm gì ngay lúc đó. Sau đó ông ta nghe nói về vị quan định giá cũ, một người thanh danh tốt do việc làm công bằng và lương thiện. Do đó anh ta đã đến hỏi ý kiến vị quan cũ và kể cho ông nghe chuyện đã xảy ra. Người thương buôn muốn nghe lời khuyên của vị quan cũ, để lấy lại giá thích hợp từ nhà Vua. Vị quan định giá cũ nói,
"Nếu anh nghe lời ta nói, Vua sẽ tin vào giá trị thật sự của những con ngựa. Hãy đến gặp vị quan định giá và biếu ông ta một món quà đáng giá để làm hài lòng ông ta. Rồi hỏi ông ta giá trị một chén gạo, với sự hiện diện của vua. Nếu ông ta bằng lòng, thì tới đây cho ta biết. Ta sẽ đi với anh tới chổ của Vua."
Làm theo lời khuyên này, người thương buôn đến gặp vị quan định giá và biếu ông ta một món quà đắt giá. Món quà đó đã làm vị quan vô cùng vui thích, do vậy ông đã nhìn thấy cái giá trị làm vừa lòng người thương buôn. Rồi người thương buôn nói với ông ta,"Tôi vô cùng vui với sự định giá vừa rồi. Ông có thể cho vua biết gía trị của một chén gạo không?"
Vị quan ngu đần nói, "Tại sao không? Ta sẽ giải thích giá trị của một chén gạo, dù trước mặt Vua."
Vị quan định giá nghĩ người thương buôn đã vừa lòng với chén gạo của ông ta. Ông bèn chuẩn bị một cuộc triều kiến Vua, như lần trước khi người thương buôn mới tới. Người thương buôn trở về gặp vị định giá cũ, và hai người đến gặp Vua.
Tất cả vị quan và cả triều đình đều có mặt tại sân chầu. Vị thương buôn ngựa nói với vua,
"Tâu Bệ Hạ, hạ thần hiểu rằng trong xứ sở của Bệ Hạ, toàn thể 500 con ngựa của hạ thần thì đáng giá một chén gạo. Trước khi hạ thần trở về nhà, hạ thần muốn được biết giá trị một chén gạo tại xứ sở của Ngài."
Nhà vua quay qua vị quan thần định giá của mình và hỏi:
“Giá trị của một chén gạo là gì?”
Vị quan định giá ngu đần, muốn làm hài lòng Vua, trong lần định giá đoàn ngựa với một chén gạo. Bây giờ, sau khi nhận quà hối lộ của vị thương buôn, ông quan định giá cũng muốn làm vị thương buôn hài lòng. Do đó ông ta trả lời vua, trong kiểu cách nghiêm trang,
“Tâu bệ hạ, một chén gạo thì trị giá bằng đô thị của Benares, bao gồm luôn cả hậu cung của Ngài, thêm cả khu vực ngoài thành phố. Nói một cách khác, nó thì trị giá toàn thể vương quốc Benares!”
Nghe như vậy, những vị quan triều đình và những vị uyên bác trong triều đình cười rần, họ đập tay qua cạnh bên. Khi mọi người dịu xuống một chút, họ nói,
“Trước đây chúng tôi nghe rằng vương quốc là vô giá. Bây giờ chúng tôi nghe rằng tất cả xứ sở Benares, với cung điện và các toà lâu đài, thì trị giá chỉ bằng một chén gạo! Sự định giá của vị quan định giá thật là kỳ lạ! Ở đâu mà Bệ Hạ kiếm được một người như vậy? Ông ta chỉ muốn làm Ngài hài lòng, ông ta không định giá công bằng đoàn ngựa cho vị thương buôn người đã làm nghề bán ngựa từ xứ này sang xứ khác.”
Nghe tiếng cười của triều thần, và những lời nói của các quan và các cố vấn, Vua cảm thấy hổ thẹn. Vì vậy Vua đã triệu vị quan định giá cũ của mình về vị trí cũ của ông ta. Và vua bằng lòng trả giá đúng cho đoàn ngựa, do vị quan định giá lương thiện đưa ra. Qua bài học này, Vua và vương quốc của vua sống trong công bằng và phồn vinh.
Lời răn là: Sự ngu đần trong chúc vụ cao có thể mang đến sự hổ thẹn dù đó là một vị vua
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
ĐỊA TẠNG RA KHỎI CHÁNH ĐIỆN
Vào năm 1331, khi bọn lính của Nitta Sadayoshi đốt phá vùng thôn quê, chúng dùng lửa tấn công các ngôi chùa ở Khiêm Thương. Chùa Kiến Trường đã bị chúng đốt trong thời gian đó. Người ta nói rằng người chấp sự chánh điện của chùa đã cõng pho tượng Địa Tạng to lớn ra khỏi nguy hiểm. Pho tượng cao và rộng khoảng 5 mét, nặng khoảng 326 ký-lô. Cửa của Phật điện chỉ mở ra được khoảng 2 mét 5. Làm sao ông tăng đem được Địa Tạng ra cửa?
(Thiền và Đạo Thuật)
Cổ Học Tinh Hoa - Đánh dấu thuyền tìm gươm
Đánh dấu thuyền tìm gươm
Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý, đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ở chỗ nầy đây".
Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm. Thuyền đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâu? Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!
Lời Bàn:
Thanh gươm rơi xuống sông, thì ở ngay chỗ rơi. Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tìm? Người tìm gươm nầy có khác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngựa lại, tưởng ngựa không di dịch được là các âm vận tự nhiên điều hòa được đúng! Than ôi! người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giữ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chờ "thời" là gì?
Lã Thị Xuân Thu: Sách của Lã Bất Vi làm. Lã Bất Vi người đời nhà Tần thời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng. Khi làm quyển Lã Thị Xuân Thu xong, Bất Vi đem treo ở cửa Hàm Dương, nói rằng "Ai bớt được, hay thêm được một chữ, thì thưởng cho ngàn vàng".
Sở: một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.
Thanh gươm: tục xưa người ta đi đâu cũng hay đeo gươm để thủ thân mà lại giữ lễ nữa.
Chuyện cười trong ngày
Lý do rau ngon
Trưa hôm nay anh về nhà ăn cơm, thấy món rau xào rất ngon, liền hỏi vợ:
- Rau xào hôm nay sao ngon thế?
Vợ đắc ý khoe:
- Chẳng giấu gì anh, hôm nay có hai người mua chung một miếng mỡ lợn, trên đường đi qua nhà mình đã mượn dao để chia. Sau đó em rửa con dao dính mỡ lợn vào chảo rồi lấy nước đó nấu rau, nên rau mới ngon như thế đấy.
Anh chồng nghe xong, tiện tay tát cho vợ một cái và mắng:
- Tại sao không rửa vào vại nước để mà ăn mấy ngày?
Vợ uất ức chạy sang bên cạnh mách tội của chồng với ông chú. Chú nghe xong quát tướng lên:
- Đánh thế hãy còn nhẹ, sao không rửa dao dưới ao, để chúng ta cũng được ăn?
Thursday, July 30, 2015
Chuyện ngắn - Phần quan trọng nhất trên cơ thể
Phần quan trọng nhất trên cơ thể
Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con." Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì." Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
THIỀN CÁI KHỐ CỦA PHẬT QUANG
Ở trên ban tham mưu của Yasutsura Genbansuke, một thượng thư của quan nhiếp chính Bắc Điều Thái Thời [Hojo Yasutaki], là một Morikatsu đã bất ngờ đến chùa Viên Giác. Ở đó ông ta đã gặp một trong những thị giả của Phật Quang, là Nhất Tâm (người đã biên tập các bài pháp của Phật Quang thành tập Phật Quang Lục).
Morikatsu nói với thị giả:
- Bọn ngu ngốc ở Khiêm Thương không biết cách viết tên tông phái của các thầy cho đúng mà cứ lộn nó với chữ “cái khố”. Thật là kỳ khôi.
Vị tăng thị giả cảm thấy thất vọng vì như vậy là người ta đã làm giảm giá trị chữ Thiền và kể cho thầy nghe. Phật Quang cười và nói:
- Thật ra cái khố là mối quan tâm lớn của tông môn chúng ta. Không nên khinh khi những chiến sĩ Khiêm Thương thiếu học đó. Cái gì đem lại sự sống cho con người là quyền lực của cổng trước và khi họ chết, nó kết thúc (bài tiết) ở cổng sau. Không phải sự sống chết này là mối quan tâm lớn của Thiền môn sao? Và cái bao bọc những cơ quan của sống và chết là chiếc khố. Nếu ông đi sâu vào cái bao bọc cả hai, ông sẽ biết sinh từ đâu đến và chết đi về đâu. Bây giờ hãy dùng cái khố chỉ giáo chút ít cho gã khờ đó, và bảo y cách phá bỏ cái khố ấy.
Nhất Tâm đến vung cái khố trước mặt Morikatsu, nói:
- Tất cả chúng sinh đều vật vã trong cái khố này, khi ông phá bỏ cái khố thì thế nào?
Morikatsu không lời để nói.
(Thiền và Đạo Thuật)
Cổ Học Tinh Hoa - Đám ma to
Đám ma to
Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau muốn làm ma rõ to. Trang Tử thấy vậy bảo: “Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm hai viên ngọc bích, các ngôi sao làm các hạt châu báu, muôn vật làm đồ tống táng, đám ma ta như vậy, há chẳng đủ rồi, cần gì mà phải làm cho ta nữa”.
Học trò nói: “Nhà thầy làm như vậy, chúng con sợ diều hâu, quạ nó rỉa thịt nhà thầy mất!”.
Trang Tử bảo: “Xác người chết mà để trên đất thì diều, quạ ăn, để dưới đất thì sâu bọ ăn. Bây giờ cướp của loài kia cho loài này, tâm sao mà thiên như thế? Tâm người ta thiên, thì bất bình, đem cái bất bình mà cho là bình thì cái bình không phải là bình nữa. Tâm người ta không sáng thì chẳng thật, đem cái chẳng thật mà cho là thật thì cái thật không còn là thật nữa.
Ôi! Người ta cứ khăng khăng giữ một ý kiến, chẳng cũng đáng thương lắm ru!”.
Trang Tử
Lời bàn:
Thầy sắp chết mà học trò định làm ma to cho thầy, thế là trung hậu mà là thường tình. Thầy gạt đi chỉ muốn như bỏ xác ra ngoài núi, thế là có ý tự nhiên cao thượng hơn đời. Học trò bảo không nỡ để cho quạ mổ, diều tha thịt thầy thế là chỉ biết những điều trước mắt có thể trông thấy mà thôi. Có biết đâu cái xác kia, khi vùi xuống đất, dù cho đào sâu, chôn chặt thế nào, trong quan ngoài quách dù cho chắc chắn đến đâu cũng không khỏi được các giống sâu bọ, vi trùng đục rũa làm cho tan nát quá ư là mỏ quạ, mỏ diều vậy. Ôi! Trang Tử lúc gần chết còn dạy học trò như thế, thật là bình tâm sáng suốt, hiểu thấu cái lẽ sinh, tử, tồn, vong, tức như bây giờ ta nói hiểu rõ chân lý, hiểu như khoa học rất hợp với cái học thuyết cao viễn của Trang Tử vậy.
Chuyện cười trong ngày
Một ngày đẹp trời nghĩa là gì?
Hai người bạn rủ nhau đi cắm trại. Hai người nằm ngủ cạnh nhau. Gần sáng, một người lay bạn dậy và hỏi:
- Này anh, nhìn xem, anh thấy cái gì?
- Tôi thấy rất nhiều sao.
- Vậy theo anh, điều này có nghĩa là gì?
- Nghĩa là chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. Còn anh?
- Theo tôi, điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của chúng ta.
Hai người bạn rủ nhau đi cắm trại. Hai người nằm ngủ cạnh nhau. Gần sáng, một người lay bạn dậy và hỏi:
- Này anh, nhìn xem, anh thấy cái gì?
- Tôi thấy rất nhiều sao.
- Vậy theo anh, điều này có nghĩa là gì?
- Nghĩa là chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. Còn anh?
- Theo tôi, điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của chúng ta.
Wednesday, July 29, 2015
Chuyện ngắn - Người buôn chuột
Người buôn chuột.
The Mouse Merchant
Chánh Hạnh dịch thuật
Vào thưở xa xưa, một vị quân sư lỗi lạc đương trào trên đường đến họp bàn với đức vua và các vị đồng sự. Trong tầm mắt, ông nhìn thấy một con chuột chết bên lề đường. Ông nói với người khách qua đường cùng lúc ấy,
“ Với những khởi đầu rất nhỏ bé tầm thường như con chuột chết này đây, một chàng trai trẻ tuổi đầy nghị lực có thể gầy dựng một cơ nghiệp lớn .Với sự thông minh, tính cần lao anh ta có thể khởi đầu một công việc để giúp đỡ vợ con gia đình .
Người khách qua đường nghe được lời bàn trên. Anh biết ông này là quân sư lỗi lạc của nhà vua. Anh quyết định làm theo lời ông ấy. Anh ta cầm đuôi con chuột chết và đi. Vận may đã đến, trước khi anh ta đến dãy nhà cùng đường, một chủ tiệm buôn đã kêu anh lại. Ông chủ tiệm nói, “ Con mèo cưng của tôi sáng nào cũng quấy nhiễu, anh để lại con chuột cho tôi với giá hai đồng xu nhé”. Anh ta thuận ý bán chuột cho ông ấy.
Với hai đồng xu, anh mua bánh ngọt. Anh đứng đợi bên đường với bánh ngọt và một ít nước uống. Quả nhiên như sự mong đợi, một vài người làm nghề kết tràng hoa trở về sau khi đã hái hoa xong. Họ đều đói và khát, họ đồng ý mỗi người sẽ trả một bó hoa để đổi lấy bánh ngọt và nước. Buổi chiều anh đem hoa vào kinh thành bán. Với ít tiền kiếm được anh mua thêm ít bánh và ngày hôm sau sẽ bán cho những người hái hoa.
Sự việc như vậy tiếp diễn một thời gian. Cho đến một hôm một cơn bão khủng khiếp với những cơn mưa xối xả và những cơn gió giật thật mạnh ngang qua kinh thành. Trong lúc đi ngang qua vườn thượng uyển của nhà vua. Anh thấy có nhiều cành cây bị gãy nằm hỗn độn chung quanh khu vườn. Anh đề nghị với người làm vườn của nhà vua rằng anh sẽ dọn sạch các cành cây gãy và anh xin được lấy những cành cây ấy. Người làm vườn lười biếng nhanh chóng gật đầu ưng thuận.
Anh kiếm những đứa trẻ đang chơi đùa trong công viên bắt qua con đường. Chúng vui lòng thâu gom những cành cây và bụi cây tập trung tại cổng vào vườn Thượng uyển. Anh trả công cho mỗi đứa bé một cái bánh ngọt.
Câu chuyện tiếp diễn đến người thợ gốm của nhà vua, ông phải canh củi cho lò hấp men. Khi ông nhìn thấy đống gỗ do bọn trẻ thâu nhặt , ông đã mua với giá rất hậu hỉ và còn tặng thêm một ít chậu gốm.
Với những lợi nhuận thâu được từ sự buôn bán hoa và củi, anh chàng khai trương một cửa hàng giải khát.Một hôm toàn thể thợ cắt cỏ trong làng trên đường đi đã ghé vào cửa hàng của anh. Anh dọn ra cho họ bánh ngọt và nước uống nhưng không tính tiền. Họ rất ngạc nhiên về sự hào phóng này và hỏi, “ Chúng tôi có thể làm gì cho anh?”. Anh nói bây giờ thì chưa phải làm gì cả, tôi sẽ cho các anh biết trong thời gian tới.
Một tuần sau, anh biết được tin một lái buôn ngựa sẽ đến kinh thành với 500 con ngựa. Anh liên lạc với những thợ cắt cỏ và bảo họ mỗi người cho anh ta một bó cỏ. Anh chàng dặn họ đừng bán cỏ cho người buôn ngựa cho đến khi nào anh bán hết số cỏ của anh. Dĩ nhiên anh đã lời to.
Thời gian qua đi cho đến một ngày, tại cửa hàng giải khát của mình, một số khách hàng cho anh biết sắp có một một chiếc tàu từ nước ngoài đến cập bến cảng. Anh thấy đây là một cơ hội lớn và chờ đợi. Anh suy nghĩ suy nghĩ mãi cho đến khi hoàn thành một kế hoạch kinh doanh.
Trước tiên anh đến gặp người bạn là thợ kim hoàn, anh mua được chiếc nhẫn vàng nạm đá ruby màu đỏ rất đẹp, chiếc nhẫn này có giá trị cao nhưng anh mua được với giá thấp. Anh biết chiếc tàu ngoại quốc kia đến từ một đất nước không có đá ruby, còn vàng thì rất mắc. Anh tặng cho viên thuyền trưởng một chiếc nhẫn tuyệt vời như là lợi tức huê hồng. Viên thuyền trưởng ưng thuận cho anh lam môi giới buôn bán cho hành khách trên tàu. Anh hướng dẫn hành khách đến những cửa hàng tốt nhất của kinh thành. Đáp lại các thương buôn trả anh tiền huê hồng .
Với phương cách này, sau vài chuyến tàu cập bến anh chàng trở nên giàu có. Được thành quả như ngày hôm nay , anh nhớ đến mọi việc khởi nguồn từ lời khuyên của vị quân sư nhà vua. Anh quyết định tặng cho ông 100.000 đồng vàng. Đó là nửa phần gia sản của anh. Sau khi sắp đặt mọi thứ phải lẽ, anh đến gặp vị quân sư và khiêm tốn dâng tặng món quà với lòng tri ân sâu sắc.
Vị quân sư hết sức ngạc nhiên và hỏi,” Làm thế nào anh có thể kiếm được nhiều tài sản để có đủ điều kiện tặng cho tôi món quà hào phóng như vậy”. Anh kể lại cho vị quân sư nghe moi việc khởi đầu từ những lời khuyên của vị quân sư cách đây không lâu lắm. Những lời đó dẫn dắt anh đến với con chuột chết, con mèo đói, cái bánh ngọt, những bó hoa, cơn bão bẻ gãy những cành cây, những đứa trẻ trong công viên, thợ gốm nhà vua, cửa hàng giải khát, cỏ cho 500 con ngựa, chiếc nhẫn vàng nạm đá ruby, những giao dịch buôn bán, và cuối cùng là lợi tức kếch xù.
Nghe như vậy, vị quân sư triều đình thầm nghĩ,” Thật là tiếc nếu ta để mất chàng trai đầy tài năng và nghị lực này. Gia sản ta cũng lớn, Ta lại chỉ có một đứa con gái cưng duy nhất. Chàng thanh niên này vẫn còn độc thân, anh ta xứng đáng được kết hôn với con gái mình. Anh ta sẽ góp chung tài sản lại và con gái ta sẽ trông nom cẩn thận.”
Mọi việc đều diễn tiến y như vậy. Sau đó vị quân sư qua đời, và anh chàng đã nghe theo lời khuyên của vị quân sư trở nên giàu có nhất kinh thành.
Nhà vua bổ nhiệm anh vào chức vụ quân sư. Về sau này trong cuôc đời , với bàn tay rộng mở anh luôn ban bố tài sản của mình đem lại sự an vui và tốt đẹp cho nhiều người.
Bài học luân lý: Với nghị lực cộng với khả năng, từ một khởi đầu rất nhỏ một gia sản lớn sẽ đến
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
THIỀN MỘT CHIẾC ÁO CỦA ĐẠI GIÁC
Một ông tăng sĩ từ dinh của quan nhiếp chính Bắc Điều Thái Thời [Hojo Yasutoki] đến viếng chùa Kiến Trường, nói với Đại Giác:
- Vinh Tây và Hành Dũng đã bắt đầu truyền bá Thiền tông ở Khiêm Thương này, nhưng hai vị sư vĩ đại nhất của Tổ đạo là Đạo Nguyên của phái Tào Động và Thánh Nhất. Cả hai đến Khiêm Thương dạy Thiền theo lời mời của quan nhiếp chính Yokiyori, nhưng chưa hết một năm cả hai đều từ giả. Vì vậy, trong hàng chiến sĩ ở đây không bao nhiêu người hiểu Thiền nhiều. Sự thật, một số người ngu đến độ nghĩ rằng Thiền--[viết theo chữ Hán] là do hai chữ “y” (áo) và chữ “đơn” (một) ghép lại--chỉ có nghiã như vậy. Họ tin rằng các Thiền tăng của Ấn độ ở trên núi tu các phép khổ hạnh đặc biệt, và ngay cả trong mùa đông cũng chỉ mặc có một chiếc áo vải, và tên của tông phái phát xuất từ đó.
Đại Giác lắng nghe tất cả rồi cười lớn, nói:
- Người Khiêm Thương đúng khi nói rằng Thiền có nghĩa là chỉ mặc một chiếc áo. Họ hiểu đúng tông phái tượng trưng cho cái gì. Một người tầm thường mặc các lớp áo ba độc và năm ham muốn, và mặc dù cố công niệm Phật, tụng kinh để lột bỏ các lớp áo đó, nhưng y không thể thoát được các lớp áo phiền não. Thiền vốn không có nghĩa là có nhiều lớp áo mà có nghĩa là chỉ có một mảnh. Niệm Phật--ấy là xa lìa Pháp không ta, và không ta không Pháp, để ta và Pháp là một mảnh. Đây gọi là “nhồi thành một khối”. Chiến sĩ Khiêm Thương, khi nói Thiền tông có nghĩa là tông phái một chiếc áo, họ đã lãnh hội được yếu tánh thâm sâu nhất của nó.
Nếu ông không có các lớp áo ấy, là ông đang tu dưỡng đan điền theo kiểu Thiền. Giờ đây hãy để một người lột bỏ tám ngàn lớp áo Pháp Tạng và chỉ còn một chiếc áo giản dị. Làm sao được như vậy?
Tăng sĩ lễ bái và từ giả.
(Thiền và Đạo Thuật)
Cổ Học Tinh Hoa - Muôn vật một loài
Muôn vật một loài
Người ta ở trong khoảng trời đất thường hay tự phụ mình làm chủ cả muôn vật: vì mình mà muôn vật phải sinh, vì mình mà cây thóc mọc mà con lợn béo, mà con tằm nhả tơ, con ong gây mật, cho đến cả mặt trời sáng ban ngày, ngôi sao lóng lánh ban đêm. Nhưng xét lại, thì loài người chẳng qua cũng chỉ là một loài cùng sinh, cùng sống như muôn loài trong trời đất
Người họ Điền nước Tề sắp phải đi xa, làm tiệc để cáo biệt anh em. Khách mời kể có nghìn người. Cỗ bàn đủ các thứ sơn hào hải vị. Lúc ăn đến món chim, món cá, người họ Điền trông thấy, nói rằng: “Trời đãi người hậu thật! Sinh ra thóc lúa, sinh ra chim cá, không thiếu thứ gì, để cho người dùng”. Bao nhiêu khách ăn đồng thanh khen câu nói ấy là phải. Duy có đứa con họ Bảo, tuổi mới mười hai, đứng dậy nói rằng:
- Cứ như ý tôi thì câu nói ấy là không phải. Muôn vật trong trời đất là cùng sinh với ta, cùng một loài như ta, không có gì sang hay hèn cả. Sang hèn mà phân biệt, chẳng qua là các loài chế lẫn nhau, lớn nuốt nhỏ, khôn đè dại, khoẻ lấn yếu mà thôi. Chớ nào có phải trời vì loài này mà sinh ra loài khác đâu! Người ta cái gì ăn được thì lấy mà ăn, chớ trời nào lại vì người mà sinh ra ăn thứ nọ thứ kia?
Cứ theo lý ấy, ruồi muỗi hút máu người, hổ lang ăn thịt người, thì có nói được rằng trời vì những giống ấy mà sinh ra người không?
Liệt Tử
Lời bàn:
Người ta ở trong khoảng trời đất thường hay tự phụ mình làm chủ cả muôn vật: vì mình mà muôn vật phải sinh, vì mình mà cây thóc mọc mà con lợn béo, mà con tằm nhả tơ, con ong gây mật, cho đến cả mặt trời sáng ban ngày, ngôi sao lóng lánh ban đêm. Nhưng xét lại, thì loài người chẳng qua cũng chỉ là một loài cùng sinh, cùng sống như muôn loài trong trời đất. Loài người sở dĩ hơn muôn vật là chỉ hơn có một chút trí khôn mà thôi. Nên câu nói như đứa bé họ Bảo mới thực là cao, rộng, hiểu được cái lẽ vạn vật, tịnh sinh ở đời vậy.
Chuyện cười trong ngày
Phạt tay là đủ
Luật sư đang biện hộ cho một người bị buộc tội ăn trộm.
Luật sư nói với tòa:
- Kính thưa ngài, tôi xin trình bày rằng thân chủ của tôi không hề đột nhập vào căn nhà đó. Anh ta thấy cửa sổ phòng khách mở và chỉ thọc cánh tay phải vào để lấy ra vài món đồ vặt vãnh. Đấy, cánh tay của thân chủ tôi đâu phải là chính anh ta, và tôi không hiểu sao ngài có thể trừng phạt cả một con người vì một sai phạm chỉ do một phần tứ chi của người ấy thực hiện.
Quan tòa cân nhắc lý luận này một hồi lâu rồi trả lời:
- Lý luận của anh trình bày rất khéo. Xét theo lý lẽ đó, tôi tuyên án cánh tay của bị cáo một năm tù giam. Có đi theo cánh tay hay không là tùy ở bị cáo.
Bị cáo mỉm cười, rồi với sự trợ giúp của luật sư, anh ta tháo rời cánh tay giả ra, đặt lên ghế và... ra về.
Luật sư đang biện hộ cho một người bị buộc tội ăn trộm.
Luật sư nói với tòa:
- Kính thưa ngài, tôi xin trình bày rằng thân chủ của tôi không hề đột nhập vào căn nhà đó. Anh ta thấy cửa sổ phòng khách mở và chỉ thọc cánh tay phải vào để lấy ra vài món đồ vặt vãnh. Đấy, cánh tay của thân chủ tôi đâu phải là chính anh ta, và tôi không hiểu sao ngài có thể trừng phạt cả một con người vì một sai phạm chỉ do một phần tứ chi của người ấy thực hiện.
Quan tòa cân nhắc lý luận này một hồi lâu rồi trả lời:
- Lý luận của anh trình bày rất khéo. Xét theo lý lẽ đó, tôi tuyên án cánh tay của bị cáo một năm tù giam. Có đi theo cánh tay hay không là tùy ở bị cáo.
Bị cáo mỉm cười, rồi với sự trợ giúp của luật sư, anh ta tháo rời cánh tay giả ra, đặt lên ghế và... ra về.
Tuesday, July 28, 2015
Chuyện ngắn - Ba chúc con đủ
BA CHÚC CON ĐỦ
nguồn: thuvienebơok
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế. Tôi vừa thích lại vừa ghét việc đó !?!!Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lý do tôi ghét: phải nhìn mọi người " chào " và " tạm biệt ". Nó làm tôi xúc đông đến phát mệt.
Cho nên, mỗi khi gặp 1 thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt ". Để tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu của mình. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc... tôi cảm thấy mình còn rất nhiều điều quý giá khác. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng cũng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn 2 đầu ngón tay của 2 người chạm vào nhau... đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi.
Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt " đấy. Có 1 lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng 2 cha con đang bên nhau trong những phút giây cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: " Ba yêu con, ba chúc con đủ ".Rồi cô gái đáp lại: " Con cũng yêu ba rất nhiều và chúc ba đủ "
Và cô gái quay đi, tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn và cần khóc. Tôi lại gần, nhưng lại không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông quay lại chào tôi và:
- Đã bao giờ anh nói lời tạm biệt với 1 người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa ?
- Xin ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩnh biệt với con gái ông ? Tại sao vây ?
-Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất -Người cha nói -Thực tế, tôi biết lần sau con tôi quay về đây nhưng lúc đó có thể tôi đã mất
.-Khi tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói: " Ba chúc con đủ ". Tôi có thể biết điều đó có ý nghĩa gì không ? Người cha già mỉm cười: Đó là lời chúc gia truyền của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi - Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn - Khi tôi nói: " Ba chúc con đủ ", tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.
Rồi ông lẩm nhẩm đọc: " Ba chúc con đủ ánh sáng mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn sống. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời chào để có thể vược qua được lời "tạm biệt " cuối cùng. Ông khóc và quay lưng bưóc đi. Tôi nói với theo " Thưa ông, tôi chúc ông đủ " Và các bạn, khi các bạn đã đọc xong mẩu chuyện này, tôi cũng chúc các bạn như vậy. Chúc chúng ta đủ.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
TỔ SƯ HIỆP SĨ TỪ PHƯƠNG TÂY ĐẾN
Yamana Morofuyu là một chiến sĩ dũng cảm của dòng họ Ashikagas, được thuyên chuyển từ một thuyền trưởng hải quân sang kỵ binh. Sau đó một thời gian, ông ta đã tu học Thiền ở chùa Viên Giác. Một năm nọ, ông đến tham dự tuần nhiếp tâm Lạp Bát, nhưng ông không ngồi trong thiền phòng dành cho các chiến sĩ. Thay vào đó suốt ngày ông cỡi ngựa băng rừng vượt núi. Daikyo, vị sư thứ 43 của chùa Viên Giác, vì vậy cảnh cáo ông ta, nói:
- Trên lưng ngựa, tâm dễ bị phân tán. Trong tuần nhiếp tâm Lạp Bát, hãy ngồi trong thiền đường.
Ông ta nói:
- Tăng nhân là người của Thiền ngồi, chắc chắn nên ngồi ở chỗ đặc biệt có Phật. Nhưng tôi là một hiệp sĩ, nên tập thiền định trên lưng ngựa.
Sư nói:
- Ngài trước kia là một thuyền trưởng này trở thành một hiệp sĩ. Tổ sư đến trên sóng [chỉ Bồ-đề Đạt-Ma] và tổ sư đến trên lưng ngựa, ý ấy là đồng hay là khác?
Morofuyu ngập ngừng.
Sư giựt lấy cây roi, đánh Morofuyu và nói:
- Ôi, cưỡi đi, cưỡi đi!
(Thiền và Đạo Thuật)
Cổ Học Tinh Hoa - Trồng khó nhổ dễ
Trồng khó nhổ dễ
Điền Nhu được vua nước Nguỵ tin dùng. Huệ Tử bảo Điền Nhu:
- Ngươi phải khéo ăn ở với cận thần nhà vua mới được. Này xem như cây dương, giồng ngang cũng mọc, giồng ngược cũng mọc, bẻ cành mà giồng cũng mọc. Giả sử mười người giồng cây dương, một người nhổ lên, thì không cây dương nào sống được. Thế cho nên nhiều đến mười người giồng giống thứ cây dễ mọc, cũng không lại được với người nhổ là tại làm sao? - là tại giồng thì khó mà nhổ thì dễ! Nay ngươi muốn được vua tin dùng lâu dài, nhưng có nhiều người muốn bỏ ngươi, thì ngươi nguy mất.
Bách Tử toàn thư
Lời bàn:
Được vua tin dùng thế là vua đã có lòng yêu, mà vua đã có lòng yêu, thì lại còn lo chi không giữ được địa vị vững chắc. Thế mà vị tất. Vua yêu, tuy vua là chủ nữa, nhưng cũng chỉ là một người, còn bao nhiêu người bên cạnh vua, nếu ai ai cũng ghét mình cả, thì mình không thể đứng lại được. Nên cái lẽ trồng khó, nhổ dễ của Huệ tử nói với Điền Nhu rất là phải. Bài này có ý lo xa trừ bỏ cái hại gièm pha.
Chuyện cười trong ngày
Nhân viên tốt bụng
Một người có cái máy in bị trục trặc nên mang đến tiệm sửa. Sau khi xem xét, nhân viên nói:
- Máy in của ông bị bụi bẩn, chỉ cần vệ sinh máy thôi!
- Nếu tôi để cửa hàng làm thì tôi sẽ phải trả bao nhiêu?
- 50 đôla. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn ông nên tự làm lấy để khỏi tốn tiền.
- Vậy à! Tôi nghĩ ông chủ của anh sẽ không vui khi nghe anh khuyên khách hàng như vậy!
- Ngược lại là đằng khác. Thật ra đây là sáng kiến của ông chủ, bởi cửa hàng chúng tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn sau khi khuyên khách hàng tự sửa chữa máy móc của họ trước.
Một người có cái máy in bị trục trặc nên mang đến tiệm sửa. Sau khi xem xét, nhân viên nói:
- Máy in của ông bị bụi bẩn, chỉ cần vệ sinh máy thôi!
- Nếu tôi để cửa hàng làm thì tôi sẽ phải trả bao nhiêu?
- 50 đôla. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn ông nên tự làm lấy để khỏi tốn tiền.
- Vậy à! Tôi nghĩ ông chủ của anh sẽ không vui khi nghe anh khuyên khách hàng như vậy!
- Ngược lại là đằng khác. Thật ra đây là sáng kiến của ông chủ, bởi cửa hàng chúng tôi sẽ kiếm được nhiều tiền hơn sau khi khuyên khách hàng tự sửa chữa máy móc của họ trước.
Monday, July 27, 2015
Bài sưu tầm - Bài học từ hươu cao cổ
Bài học từ Hươu cao cổ
Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng; và như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một việc kỳ lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Đến lúc hươu con đã thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để chú phải nỗ lực tự mình đứng dậy lần nữa.
Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi vì hươu con cần phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không hươu con sẽ trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.
Chúng ta cũng thế, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.
Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành thầy dạy của chúng ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Thomas Edison đã nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ“
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
BẢN SAO
Một vị tăng thủ tọa đến chào Gyokuzan, vị sư thứ 21 của chùa Kiến Trường. Thủ tọa hỏi mượn sư các bài thuyết pháp của Thiền sư Đại Giác, người sáng lập chùa Kiến Trường, về Lâm Tế Lục.
Sư ngồi im lặng hồi lâu rồi hỏi:
- Ông đã sao chép chưa?
Thủ tọa đáp:
- Sao, con chưa có mượn mà.
Sư nói:
- Thiền của Lâm Tế là tâm tâm tương thông--ông cần chữ viết để làm gì? Nếu ông muốn có chữ viết, hãy dùng núi Ashigara làm bút, bờ biển Yui làm nghiêng mực mà sao chép.
Thủ tọa hét một tiếng Katsu! và nói:
- Con đã sao xong.
Thiền và Đạo Thuật)
Cổ Học Tinh Hoa - Lợi mê lòng người
Lợi mê lòng người
Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái nầy". Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa. Người đàn bà cãi:
"Ông mất áo thâm, tôi biết đấy là đâu? Áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra". Anh kia nói: "Chị cứ phải đền trả áo cho tôi. Cái áo thâm tôi mất dầy, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cho áo thâm dầy cho tôi, còn phải nói gì lôi thôi nữa!
Lời Bàn:
Mất áo trong nhà mà ra đường tìm, đã là chuyện bật cười. Mất áo đàn ông mà đòi áo đàn
bà lại là chuyện bật cười. Mất áo thâm dầy bắt đền áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữa. Ôi cái lợi nó làm cho lòng người mê muội, chỉ biết có mình không biết có ai, chỉ vụ lợi cho mình mà quên cả phải trái. Kẻ nào đã vụ lợi như thế, thì cái gì mà chẳng dám làm, cái gì mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây giờ biết bao nhiêu phường đòi áo như người nói trong chuyện này.
Nước Tống: một nước chư hầu thời Xuân Thu sau phải nước Tề lấy mất, ở vào huyện
Thượng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.
--------------
Áo thâm: áo sắc đen
Chuyện cười trong ngày
Ma cũng tuân thủ luật giao thông
Trước nghĩa địa có hai con ma đang đi dạo, chợt thấy có một chiếc ôtô đỗ gần đó và trong xe là một cặp tình nhân.
Hai con ma bàn nhau cướp xe đi chơi một chuyến. Thực ra hai con ma cũng chẳng phải tốn công lắm vì vừa thấy hai con ma là đôi tình nhân bỏ của chạy lấy người luôn. Chợt một con ma bảo:
- Chờ tao chút!
Nói xong rồi hớt hải chạy vô nghĩa địa, một lúc lâu sau nó mới quay trở ra vác theo hai tấm bia mộ. Con ma kia ngạc nhiên hỏi:
- Mày vác theo mấy cục bia này làm gì vây?
- Thế mày định đi ôtô mà không mang theo giấy tờ tuỳ thân à?
Trước nghĩa địa có hai con ma đang đi dạo, chợt thấy có một chiếc ôtô đỗ gần đó và trong xe là một cặp tình nhân.
Hai con ma bàn nhau cướp xe đi chơi một chuyến. Thực ra hai con ma cũng chẳng phải tốn công lắm vì vừa thấy hai con ma là đôi tình nhân bỏ của chạy lấy người luôn. Chợt một con ma bảo:
- Chờ tao chút!
Nói xong rồi hớt hải chạy vô nghĩa địa, một lúc lâu sau nó mới quay trở ra vác theo hai tấm bia mộ. Con ma kia ngạc nhiên hỏi:
- Mày vác theo mấy cục bia này làm gì vây?
- Thế mày định đi ôtô mà không mang theo giấy tờ tuỳ thân à?
Sunday, July 26, 2015
Truyện xưa tích cũ - Công chúa Mai Châu
CÔNG CHÚA MAI CHÂU
Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình
Đời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tôn sanh được nàng công chúa xinh đẹp tên là Mai Châu. Năm công chúa được mười ba tuổi, các bộ lạc mọi ở vùng Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi) nổi dậy chống người Việt Nam, không ai dám cử binh chinh phạt. Công chúa Mai Châu mặc dầu nhỏ tuổi cũng xin phép vua cha ra trận. Vua bèn cho mười chiến thuyền và năm ngàn quân. Thuyền đến bờ Quảng Bình thì bỗng nhiên sóng to gió lớn nổi lên ầm ầm.
Các binh sĩ đoán là điềm Long thần muốn bắt công chúa. Công chúa suy nghĩ: “Nếu nàng không nhảy xuống cho Long thần ăn thịt thì tất cả mười chiến thuyền này bị đắm.” Sau khi trối lại với quân sĩ, nàng nhận sự hy sinh, nhảy xuống biển.
Hay được tin ấy, vua Lê Thánh Tôn lập tức đến nơi, dùng kiếng chiếu yêu mà rọi xuống đáy biển. Khi nhận được sào huyệt của Thủy cung, vua hạ lệnh bắn súng thần công xuống. Ba ngày sau, Long thần phải đem xác chết của công chúa trả lại.
Sau đó, vong hồn của công chúa Mai Châu rất nên linh hiển. Đời Minh Mạng, giặc Phan Bá Vành khuấy rối triều đình. Công chúa báo mộng cho vua hay: “Ngày mười tám tháng ba, vào khoảng canh hai khi thấy trong dinh trại của Phan Bá Vành có đóm lửa xanh nổi lên thì quân triều đình cứ tấn công vào.”
Thi hành đúng lời nàng, vua dẹp được giặc.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
VẼ TÁNH
Ekichu, vị sư thứ 17 của chùa Thọ Phúc, nổi tiếng là một họa sĩ. Một hôm Nobumitsu đến gặp sư và hỏi sư có thể vẽ được hương thơm tả trong câu thơ nổi tiếng, “Qua hoa rồi, vó ngựa còn thơm”. Sư liền vẽ chiếc vó ngựa có bầy bướm vờn quanh.
Rồi Nobumitsu dẫn một câu khác, “Gió xuân mơn man thổi qua bờ sông”, và yêu cầu vẽ bức tranh gió nhẹ mơn man. Sư liền vẽ một cành liễu đong đưa .
Nobumitsu đọc lên câu nói lừng danh của Thiền, “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Anh ta yêu cầu vẽ bức tranh về tâm. Sư lấy cây cọ quẹt nhẹ lên mặt Nobumitsu một vệt. Chiến sĩ ngạc nhiên và bực tức. Sư liền phác họa bộ mặt tức giận ấy.
Rồi Nobumitsu yêu cầu vẽ một tranh về tánh như trong chữ “thấy tánh”. Sư bẻ gãy cây cọ, nói:
- Đó là bức tranh.
Nobumitsu không hiểu và sư bảo:
- Nếu anh không có con mắt thấy đó thì anh chẳng thấy được.
Nobumitsu nói:
- Hãy lấy cây cọ khác vẽ tánh đi.
Sư bảo:
- Hãy chỉ tôi thấy cái tánh của anh rồi tôi vẽ cho.
Nobumitsu không lời để nói.
(Thiền và Đạo Thuật)
Cổ Học Tinh Hoa - Cách cư xử ở đời
Cách cư xử ở đời
Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?"
Đức Khổng Tử nói:
"Người hỏi thể phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà cũng muốn như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói."
Lời Bàn:
Không cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn là nhân tước, không để ai khinh lờn được, thế là biết trọng phẩm giá mình, không muốn đeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến ai. Ở đời mà giữ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.
----------------
Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức Khổng Tử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.
Nhan Uyên: tên là Hồi, người nước Lỗ, thời Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử.
Hồi: theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học, thường hay xưng tên.
Lễ độ: phép tắc mực thước. Thận trọng: cẩn thận, trọng hậu.
Chuyện cười trong ngày
Kể chuyện ăn chơi miền Tây
Anh chàng người Bắc vào miền Tây Nam Bộ chơi. Đến bến phà, đột nhiên một cô gái xinh đẹp chạy đến chìa mặt ra nói: "Thơm em đi!".
Chàng trai quá choáng, không biết đó là cô bán trái thơm (dứa).
Chưa kịp định thần, một tên đen ngòm hét vào mặt anh: "Cút đi"
Chàng trai lại choáng, hóa ra là người bán trứng cút.
Vừa thoát ra khỏi đám đông, tìm chỗ vắng, một cô bé tiến đến, giật nhẹ vào gấu áo: "Bóp đi anh! Bóp trên mười ngàn bóp dưới năm chục".
Chàng trai hốt hoảng, không biết đó là cô bé bán bóp da (ví).
Mặt tái mét chạy đi được một đoạn, một phụ nữ phóng xe trờ tới: "Ôm không anh". Cậu chàng mắt hoa lên, té xỉu. Hóa ra là cô chạy xe ôm.
Đến lúc này, sợ quá, chàng bắt xe khách về Bắc luôn. Chỉ trong chốc lát, chàng đã có đủ vốn để kể cho bà con nghe chuyện ăn chơi miền Tây.
Anh chàng người Bắc vào miền Tây Nam Bộ chơi. Đến bến phà, đột nhiên một cô gái xinh đẹp chạy đến chìa mặt ra nói: "Thơm em đi!".
Chàng trai quá choáng, không biết đó là cô bán trái thơm (dứa).
Chưa kịp định thần, một tên đen ngòm hét vào mặt anh: "Cút đi"
Chàng trai lại choáng, hóa ra là người bán trứng cút.
Vừa thoát ra khỏi đám đông, tìm chỗ vắng, một cô bé tiến đến, giật nhẹ vào gấu áo: "Bóp đi anh! Bóp trên mười ngàn bóp dưới năm chục".
Chàng trai hốt hoảng, không biết đó là cô bé bán bóp da (ví).
Mặt tái mét chạy đi được một đoạn, một phụ nữ phóng xe trờ tới: "Ôm không anh". Cậu chàng mắt hoa lên, té xỉu. Hóa ra là cô chạy xe ôm.
Đến lúc này, sợ quá, chàng bắt xe khách về Bắc luôn. Chỉ trong chốc lát, chàng đã có đủ vốn để kể cho bà con nghe chuyện ăn chơi miền Tây.
Saturday, July 25, 2015
Chuyện ngắn - Tình yêu, giàu sang và sự thành công
Tình yêu, giàu sang và sự thành công
Sưu tầm
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”
. - Ông chủ có nhà không? - họ hỏi
- Không, chồng tôi đi làm rồi - bà trả lời. -
Thế thì chúng tôi không thể vào được.
Buổi chiều, khi chồng trở về, bà kể lại câu chuyện cho chồng nghe. Chồng bà muốn biết họ là ai nên bà ra mời ba người đàn ông -vẫn chờ từ sáng - vào nhà. -
Ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được - họ trả lời.
- Sao lại thế? - người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.
Một người giải thích: “Tên tôi là Tình yêu, ông này là Giàu sang, còn ông kia là Thành công. Bây giờ hai vợ chồng bà quyết định xem ai trong chúng tôi sẽ là người được mời vào nhà”.
Người phụ nữ đi vào và kể lại toàn bộ câu chuyện. “Tuyệt thật! - người chồng vui mừng - Đây đúng là một cơ hội tốt. Chúng ta hãy mời ngài Giàu sang. Ngài sẽ ban cho chúng ta thật nhiều tiền bạc và của cải”.
Người vợ không đồng ý. “Thế tại sao chúng ta lại không mời ngài Thành công nghỉ? Chúng ta sẽ có quyền cao chức trọng và được mọi người kính nể”.
Hai vợ chồng tranh cãi một lúc lâu mà vẫn chưa ai quyết định được. Cô con gái nãy giờ yên lặng đứng nghe trong góc phòng bổng lên tiếng đề nghị: “Chúng ta nên mời ngài Tình yêu là tốt hơn cả. Nhà mình tràn ngập tình thương yêu ấm áp và ngài sẽ cho chúng ta thật nhiều hạnh phúc”.
“Có lẽ chúng ta nên nghe lời khuyên của con gái - người chồng suy nghĩ rồi nói với vợ
- Em hãy ra ngoài mời ngài Tình Yêu, đây chính là người khách chúng ta mong muốn”.
Người phụ nữ ra ngoài và hỏi: “Ai trong ba vị là Tình yêu xin mời vào và trở thành khách của chúng tôi”.
Thần Tình yêu đứng dậy và đi vào ngôi nhà. Hai vị thần còn lại cũng đứng dậy và đi theo thần Tình yêu.
Vô cùng ngạc nhiên, người phụ nữ hỏi: “Tôi chỉ mời ngài Tình yêu, tại sao các ông cũng vào? Các ông nói không thể vào cùng một lúc kia mà”.
Hai người cùng nhau trả lời: “Nếu bà mời Giàu Sang hoặc Thành Công thì chỉ có một mình người khách được mời đi vào. Nhưng vì bà mời Tình yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình yêu thì ở đó sẽ có Thành công và Giàu sang”.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
THAM LAM
Đi ngang qua một vị tu sĩ đang cầu nguyện trong lúc đi chung quanh toà thánh, Geshe Tenpa nói,
"Thú vị xiết bao để mà đi chung quanh nơi thiêng liêng, nhưng bạn biết là, thực hành Giáo Pháp kỳ diệu thì tốt hơn nhiều."
Vị tu sĩ tiếp nhận những lời nói vào tâm và bắt đầu nghiêm túc học thánh kinh. Một ngày Geshe Tenpa đi ngang qua vị tu sĩ và phê bình,
"Thú vị xiết bao để học thánh kinh, nhưng bạn biết là, thực hành Giáo pháp kỳ diệu thì tốt hơn nhiều."
Vị tu sĩ tiếp nhận những lời nói vào tâm và đã chọn tập trung sâu vào thiền định. Một ngày Geshe Tenpa đi ngang qua vị tu sĩ và nói,
"Sung sướng xiết bao được chìm đắm vào một điểm của thiền định, nhưng bạn biết là, thực hành Giáo pháp kỳ diệu thì tốt hơn nhiều."
Vị tu sĩ đã hết sức bối rối. Ông khẩn cầu trong sự tuyệt vọng, "Thưa Ngài Thiền Sư, hãy dạy tôi làm gì."
Geshe Tenpa mỉm cười và trả lời, "Chỉ ngừng sự nắm chặt vào những sự vật."
Cổ Học Tinh Hoa - Cậy người không bằng chắc ở mình
Cậy người không bằng chắc ở mình
Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái thế phải thế, cái chính sách tự lo cho mạnh mới là toàn bằng cái lý ở mình. Vì rằng mình tự vào người, tất mình khinh mà mình phải e nể. Đã gặp cái cảnh khinh, cảnh e nể không chóng thì chầy an toàn sao cho được.
Văn Công nước Đằng(1) hỏi thầy Mạnh Tử rằng:
- Nước Đằng ta là một nước nhỏ ở vào khoảng giữa nước Tề và nước Sở là hai nước lớn. Kể phận thì phải chiều cả hai nước, nhưng kể sức thì không thể chiều được cả. Chiều nước Tề chăng? Chiều nước Sở chăng? Ta thực không biết nên tựa vào nước nào để cho nước ta được yên, nhờ thầy mưu tính(2) hộ cho ta.
Thầy Mạnh Tử thưa:
- Phàm việc mà cứ trông cậy vào người thì không thể chắc được. Chiều Tề thì Sở giận, chiều Sở thì Tề giận; mưu ấy chúng tôi không thể nghĩ kịp. Xin nói chỉ có một cách là tự giữ lấy nước, đào hào cho sâu, đắp thành cho cao, cai trị một cách cố kết(3) lòng dân, cùng dân giữ nước. Hoặc như có biến cố gì xảy ra, vua đã liều chết để giữ nước, thì chắc dân cũng liều chết để giữ nước, không nỡ bỏ vua. Thế là ta dùng cái lòng dân để giữ lấy đất nước, tự cường mà lo toan lấy việc nước. Còn chiều Tề hay Sở thì tôi không thể quyết được.
Lời bàn:
Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái thế phải thế, cái chính sách tự lo cho mạnh mới là toàn bằng cái lý ở mình. Vì rằng mình tự vào người, tất mình khinh mà mình phải e nể. Đã gặp cái cảnh khinh, cảnh e nể không chóng thì chầy an toàn sao cho được. Đã đành rằng, nước nhỏ phải nể nước lớn, cũng là một cách giao tế không thể thiếu được.
Nhưng đây vì Văn Công chỉ chăm chăm việc thờ kẻ mạnh, nên ông Mạnh mới bảo như thế. Mà phải thật, người lãnh đạo dân đã cùng dân cùng sống chết cả dân cũng can tâm cùng sống chết cả. Thế là cả nước một lòng, cái sức mạnh vô hình ấy, hồ dễ nước nào đã dám xâm phạm. Đã được như thế có việc gì phải sợ hãi ai.
Tuy vậy, thời thế ngày nay, có phần khác xưa, nội trị dù có đầy đủ, ngoại giao càng cần phải sáng suốt khôn ngoan thì nước mới đứng vững ở trên thế giới này được.
----------------------
(1) Đằng: tên một nước nhỏ thời Chiến Quốc tức là huyện Đằng tỉnh Sơn Đằng bây giờ
(2) Mưu tính: trù liệu đắn đo một việc gì rồi mới làm
(3) Cố kết: buộc chặt lại với nhau.
Chuyện cười trong ngày
Hạt dẻ có chân
- Con: Mẹ ơi, hạt dẻ có chân không ạ?
- Mẹ: Hạt dẻ làm sao có chân được
- Con: Thế mà con thấy em Tèo vừa ăn một hạt dẻ có chân đó mẹ.
- Mẹ: Trời, Đó là con gián !!!
- Con: Mẹ ơi, hạt dẻ có chân không ạ?
- Mẹ: Hạt dẻ làm sao có chân được
- Con: Thế mà con thấy em Tèo vừa ăn một hạt dẻ có chân đó mẹ.
- Mẹ: Trời, Đó là con gián !!!
Friday, July 24, 2015
Chuyện ngắn - Chữ Hiếu
Chữ Hiếu
Bài sưu tầm
Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: "ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba ". Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối: " Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi". Một cậu con trai khác cau cau lông mày: "Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao ? ". Cô con dâu trưởng phán một câu: "Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện ".
Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người (ông cụ đã mất hết cảm giác vệ sinh), nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ. Trong lúc ấy, có lẽ yên tâm vì cha đã có người chăm sóc, đám con trai, con gái, dâu, rể hơn một chục người của ông cụ thỉnh thoảng mới lượn qua như một luồng gió nhẹ. Tiếc thay, sự chăm chút của chị phụ nữ không kéo dài bao lâu, chỉ hơn một tuần sau là ông cụ đã qua đời. Con cái, cháu chắt ông kéo vào mới đông chứ. Họ khóc lóc khá ồn ào nhưng vẫn bình tĩnh chỉ huy việc khâm liệm ông cụ, và ở hành lang lại xảy ra một cuộc cãi vã xem người nào phải chi nhiều nhất cho đám tang ?... Anh con trai trưởng cầm một xấp tiền đến trả cho chị phụ nữ đã nuôi bệnh cha mình. Hai mắt đỏ hoe, chị trả lời:
" Tôi nuôi cụ ấy vì thấy xót xa cho cụ có lắm con nhiều cháu mà chẳng ai đoái hoài, chứ tôi có làm cái nghề này đâu mà lấy tiền ?".
Đám người đang khóc mếu, cãi nhau... đột nhiên im bặt. Rồi từng người một lẻn ra ngoài...
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
ÂM THANH CỦA HẠNH PHÚC
Sau khi Bankei viên tịch, một người mù sống bên cạnh ngôi chùa của thiền sư kể với người bạn: "Từ khi tôi mù, tôi không thể nào nhìn thấy được mặt người, cho nên tôi phải đoán tâm tánh của người qua thanh âm tiếng nói của người đó. Thông thường khi tôi nghe thấy ai chúc mừng người khác được hạnh phúc hay thành công, tôi cũng nghe được một giọng ganh tị thầm kín. Khi nghe lời chia buồn với điều bất hạnh của người khác, tôi nghe có sự hài lòng và thỏa mãn, như là người đang chia buồn nhưng thật ra là sung sướng vì có gì đó còn lại để kiếm được trong thế giới của ông ta.
"Với tất cả kinh nghiệm của tôi, tuy nhiên, giọng nói của Bankei luôn luôn chân thành. hễ khi nào ông bầy tỏ sự vui sướng, tôi chỉ nghe thấy giọng vui thôi, và mỗi khi ông phiền muộn, tôi chỉ nghe thấy một giọng phiền muộn."
Cổ Học Tinh Hoa - Hay dở đều do mình cả
Hay dở đều do mình cả
Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việc đảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc, đến mất đứt cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnh giời, quy tội cho người, có biết đâu là tự chính mình gây nên mối hoạ cho mình cả.
Người làm quận trưởng một quốc gia nếu mà bất nhân thì không thể nào nói phải với họ được nữa! Quốc gia suy yếu, ngoại biến đến nơi, họ vẫn cho là yên; thiên tai nhân họa xảy ra luôn luôn, họ không biết là hại; xa xỉ ăn chơi, bạo ngược tàn ác đi đến con đường diệt vong, họ vẫn lấy làm vui sướng. Hạng bất nhân ấy, nếu còn phải được với họ thì đã chả đến nỗi có những chuyện mất nước tan nhà!
Ngày trước có đứa trẻ hát câu:
“Thương Lang chi thuỷ thanh hề, khả dĩ trạc ngã anh.
Thương Lang chi thuỷ trọ hề, khả dĩ trạc ngã túc”.
Nghĩa là: Nước sông Thương Lang nếu mà trong thì ta dùng để giặt giải mũ ta. Nước sông Thương Lang nếu mà đục, thì ta dùng để rửa chân ta.
Khổng Tử nghe thấy, bảo học trò rằng:
- Chúng con nghe đấy: Nước trong thì tự khắc người ta mới giặt giải mũ, đục thì tự khắc người ta chỉ để rửa chân. Đó đều là do nước tự thủ(1) cả.
Ôi! Việc thiên hạ cái gì mà chẳng do tự thủ! Người ta tất tự khinh(2) mình trước, rồi người ngoài mới khinh sau; nhà mình tất tự huỷ(3) nhà mình trước, rồi người ngoài mới huỷ sau; nước mình tất tự phạt(4) nước mình trước, rồi người ngoài mới phạt sau.
Cũng tức như câu ở thiên Thái Giáp(5): “Thiên tác nghiệt, bất khả vị. Tự tác nghiệt bất khả hoạt”. Nghĩa là giời làm tai vạ còn tu tỉnh để mà tránh được, nếu mình gây ra tai vạ thì mình làm mình chịu, chẳng có thể trốn tránh mà thoát chết được.
Mạnh Tử
Lời bàn:
Kẻ có quốc gia mà đã bất nhân thì tâm thần mê muội, công việc đảo điên, không còn biết phải trái là gì nữa, nguy cũng mặc, tai cũng mặc, đến mất đứt cũng mặc. Kịp khi đã bại hoại, diệt vong rồi thì lại đổ cho mệnh giời, quy tội cho người, có biết đâu là tự chính mình gây nên mối hoạ cho mình cả. Có thân không biết tu, có nhà không biết trị, có nước không biết giữ, thế là khiến cho người ta khinh mình, bảo cho người ta phá mình, mời cho người ta đánh mình. ÔI! Sự biến cố mấy khi tự dưng mọc ra đâu, muôn sự do tự mình hết cả. Nên người có trách nhiệm giữ quốc gia nên nhớ lấy cái nghĩa “tự thủ” để tránh lấy cái tai vạ “tự túc”.
(1) Tự thủ: mình tự chuốc lấy cho mình không dự gì đến người khác.
(2) Tự khinh: tự mình làm đê tiện nhân cách của mình.
(3) Tự huỷ: tự mình làm cho mình hỏng nát.
(4) Tự phạt: tự mình phá hại làm cho mình tồi tàn
(5) Thái Giáp: tên một thiên trong Kinh Thư
Chuyện cười trong ngày
Thay đổi lịch sử
rong giờ Sử, cô thấy Tí đang nói chuyện.
- Bư, em hãy cho cô biết: Ai là người làm thay đổi bộ mặt lịch sử Việt Nam ở giai đoạn Trịnh – Nguyễn suy vong.
- Thưa… nhà viết sử
rong giờ Sử, cô thấy Tí đang nói chuyện.
- Bư, em hãy cho cô biết: Ai là người làm thay đổi bộ mặt lịch sử Việt Nam ở giai đoạn Trịnh – Nguyễn suy vong.
- Thưa… nhà viết sử
Thursday, July 23, 2015
Chuyện ngắn - Ổ bánh mì và lão già kì quặc
Ổ bánh mì và lão già kì quặc
Bài sưu tầm
Một người phụ nữ nọ có thói quen nướng bánh mì cho gia đình, luôn làm dư một cái để lại cho người nghèo đói. Bà để ổ bánh mì dư bên ngoài thành cửa sổ cho người nghèo đi qua dễ lấy. Ngày qua ngày cứ đến buổi, một ông lão gù lưng đến lấy ổ bánh mì đi.
Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời như niệm chú:
“Việc xấu ngươi làm thì ở lại với ngươi, việc tốt ngươi làm thì sẽ trở lại với ngươi”.
Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác. Mỗi ngày, người già đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu :
“Việc xấu ngươi làm thì ở lại với ngươi, việc tốt ngươi làm thì sẽ trở lại với ngươi!”
Ngày qua ngày, người phụ nữ dần bực bội trong lòng nghĩ:
“Nhận được bánh, không biết cảm ơn còn lải nhãi mấy lời khó chịu kia! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”
Rồi một hôm, chịu hết nổi, bà nghĩ cách làm cho ông già đi khuất mắt. Bà tự nhủ:
“Ta sẽ làm cho hắn mất dạng”.
Bà trộn thuốc vào ổ bánh mì dư bà thường làm, tay run run để bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, bỗng cảm thấy hốt hoảng:
“Ta làm gì thế này?”
Bà ném vội ổ bánh có thuốc độc vào lửa và thay một cái bánh khác lên thành cửa sổ. Như mọi khi, ông lão đến lấy bánh và lại lẩm bẩm:
“Việc xấu ngươi làm thì ở lại với ngươi; việc tốt ngươi làm thì sẽ trở lại với ngươi”.
Ông lão cầm ổ bánh vui vẻ rời đi, không ai biết trong lòng người phụ nữ vừa trải qua một trận chiến giận dữ dội.
Có một điều mà không ai biết đó là mỗi khi đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà lại cầu nguyện cho đứa con trai đi tìm việc làm xa, đã nhiều tháng không nhận được tin tức. Bà nguyện cho con trở về nhà bình an, mạnh giỏi.
Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa.Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa…
Anh ta gầy xọp đi, quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt. Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:
Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường, nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon và chút nước. Ông ta nói:
“Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”
Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết!
Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói lặp đi lặp lại qua ngày của ông lão…
Trong cuộc sống, luôn tồn tại luật nhân quả. Những gì bạn làm hôm nay là căn nguyên cho những sự việc sẽ đến với bạn trong tương lai bởi vậy hãy luôn sống tốt và không bao giờ phải hổ thẹn với lương tâm của mình bạn nhé!
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
QUÍ HƠN NGỌC
Một người phụ nữ lịch duyệt đi du lịch trong vùng núi đã tìm thấy một viên đá qúi trong giòng nước. Ngày hôm sau bà ta gặp một du khách khác bị đói, và người phụ nữ lịch duyệt này đã mở túi của mình để chia thực phẩm của mình. Người du khách đói kia đã nhìn thấy viên đá quí và hỏi người phụ nữ xin người phụ nữ cho viên đá cho mình. Bà ta đã làm mà không hề lưỡng lự. Người du khách rời khỏi, vui mừng trong vận may của mình. Ông ta đã biết viên đá có giá trị đủ để cho ông ta một cuộc sống yên ổn suốt đời.
Nhưng vài ngày sau ông ta đã trở lại để trả viên đá cho người phụ nữ lịch duyệt. "Tôi đã suy nghĩ," ông ta nói, "Tôi biết giá trị của viên đá như thế nào, nhưng tôi trả nó lại trong sự hy vọng rằng bà có thể cho tôi cái gì quí giá hơn. Cho tôi cái gì mà bà có ở trong tâm bà mà điều đó đã làm cho bà cho tôi viên đá đó
Cổ Học Tinh Hoa - Cảm tình
Cảm tình
Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra bên ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng nhầm thì sau này không còn được như trước.
Có một người nước Yên lúc sinh thì sinh ở nước Yên; lúc lớn lên thì sang ở nước Sở, lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi qua nước Tấn (gần nước Yên) bạn cùng đi đường chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: “Đây là thành nước Yên”.
Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. Chỉ vào nền xã, nói: “Đây là nền xã làng anh”. Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà, nói: “Đây là nhà của ông cha anh”. Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói: “Đây là mồ mả ông cha anh”. Anh ta oà lên khóc.
Bọn cùng đi ai nấy phì cười, nói: “Chúng tôi nói đùa đấy. Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.
Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cửa, mồ mả của ông cha thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.
Lời bàn:
Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra bên ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng nhầm thì sau này không còn được như trước.
Một người đã đem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau, gặp được bậc anh quân hay người thục nữ, thì mối cảm tình cũng không còn được đằm thắm như xưa.
Chẳng khác nào như người nước Yên này, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực, thì lại hình như cạn hết nước mắt rồi.
Cho nên đối với tính tình, người ta có biết, lấy học thuật mà di dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, thì tính tình dùng mới chính đáng và thuần tuý được. Xưa nay thánh hiền hào kiệt đều là người biết lý hội tính tình cả.
------------------
– Yên: một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên, Trực Lệ và một phần phía Bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).
- Tấn: một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Nguỵ lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.
Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra bên ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng nhầm thì sau này không còn được như trước.
Có một người nước Yên lúc sinh thì sinh ở nước Yên; lúc lớn lên thì sang ở nước Sở, lúc già lại trở về cố quốc. Khi đi qua nước Tấn (gần nước Yên) bạn cùng đi đường chỉ vào cái thành mà nói dối anh ta: “Đây là thành nước Yên”.
Anh ta buồn rầu, khác hẳn sắc mặt. Chỉ vào nền xã, nói: “Đây là nền xã làng anh”. Anh ta ngậm ngùi than thở. Chỉ vào cái nhà, nói: “Đây là nhà của ông cha anh”. Anh ta rũ rượi rơm rớm nước mắt. Chỉ vào cái gò, nói: “Đây là mồ mả ông cha anh”. Anh ta oà lên khóc.
Bọn cùng đi ai nấy phì cười, nói: “Chúng tôi nói đùa đấy. Đây mới là nước Tấn, chưa phải là nước Yên”. Anh ta nghe nói lấy làm bẽn lẽn.
Kịp khi về đến nước Yên, anh ta trông thấy thật là thành, là xã nước Yên, thật là nhà cửa, mồ mả của ông cha thì lòng cảm thương lại hờ hững không còn được như trước nữa.
Lời bàn:
Thường con người ta, ai cũng sẵn mối cảm tình, khi gặp thời gặp cảnh xúc động đến thì mối cảm tình ấy tất chứa chan, đầy rẫy hiện ra bên ngoài. Tuy vậy, mối cảm tình đã dùng nhầm thì sau này không còn được như trước.
Một người đã đem bụng trung thành thờ kẻ vô đạo, một người đã để lòng ân ái thương gái bất trinh, dù về sau, gặp được bậc anh quân hay người thục nữ, thì mối cảm tình cũng không còn được đằm thắm như xưa.
Chẳng khác nào như người nước Yên này, đã đem hết nước mắt khóc chỗ giả dối mà không biết, đến khi gặp sự thực, thì lại hình như cạn hết nước mắt rồi.
Cho nên đối với tính tình, người ta có biết, lấy học thuật mà di dưỡng, lấy lễ nghĩa mà tiết chế, thì tính tình dùng mới chính đáng và thuần tuý được. Xưa nay thánh hiền hào kiệt đều là người biết lý hội tính tình cả.
------------------
– Yên: một nước mạnh trong bảy nước thời Chiến Quốc, tức là Phụng Thiên, Trực Lệ và một phần phía Bắc nước Triều Tiên (Cao Ly bây giờ).
- Tấn: một nước đời Xuân Thu, đến đời Chiến Quốc bị họ Hàn, họ Triệu, họ Nguỵ lấy mất và chia làm ba nước, ở vào tỉnh Sơn Tây và một phần Trực Lệ bây giờ.
Chuyện cười trong ngày
Sai giống nhau
Thầy giáo nói với một bà mẹ học sinh:
- Thưa bà, tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo cho biết là con trai bà đã nhìn vào vở của bạn khi tôi ra bài làm trên lớp, con bà đã chép bài của bạn.
- Dạ, thầy nói gì tôi chưa hiểu. Vì cả hai đứa mắc những lỗi giống nhau. Thưa thầy, có thể là đứa bạn kia đã chép bài của con trai tôi…
- Thưa bà, đáng tiếc không phải như vậy. Tôi đã ra câu hỏi: “Các em có biết vị trí của quần đảo Acores không ?, đứa bạn của con bà đã ghi: “Em không biết” và con trai bà ghi:”Em cũng thế!”
Thầy giáo nói với một bà mẹ học sinh:
- Thưa bà, tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo cho biết là con trai bà đã nhìn vào vở của bạn khi tôi ra bài làm trên lớp, con bà đã chép bài của bạn.
- Dạ, thầy nói gì tôi chưa hiểu. Vì cả hai đứa mắc những lỗi giống nhau. Thưa thầy, có thể là đứa bạn kia đã chép bài của con trai tôi…
- Thưa bà, đáng tiếc không phải như vậy. Tôi đã ra câu hỏi: “Các em có biết vị trí của quần đảo Acores không ?, đứa bạn của con bà đã ghi: “Em không biết” và con trai bà ghi:”Em cũng thế!”
Wednesday, July 22, 2015
Chuyện ngắn - Điều kỳ diệu của Miguel
Điều kỳ diệu của Miguel
Bài sưu tầm
Khi đang học năm cuối trường Y, khoa chấn thương chỉnh hình, tôi có vinh dự được tham gia chữa bệnh tại El Salvador. Tôi là thành viên của một nhóm gồm 50 bác sĩ tận tụy với nghề tình nguyện cùng tham gia trong chuyến đi kéo dài một tuần lễ này. Chúng tôi chia nhau thành từng nhóm nhỏ và đi đến các nơi để chữa bệnh cho người dân ở đây. Nhóm của tôi đóng quân tại một nhà thờ ở thủ đô San Salvador.
Buổi sáng đầu tiên chúng tôi đến đó trước 8 giờ một chút và thấy có đến cả trăm người xếp thành hàng dài bên ngoài nhà thờ. Có người đã đi xe buýt hơn 4 tiếng đồng hồ để đến đây. Qua tin tức báo đài và cả những lời truyền miệng, họ đã biết được việc này và đã đến chờ đợi để được các bác sĩ tình nguyện này khám cho.
Nhóm 7 người chúng tôi nhanh chóng bày các bàn khám bệnh ra trong một căn phòng nhỏ của nhà thờ. Khi đồng hồ điểm 8 giờ, cánh cửa trước mở ra và hàng người tiến vào bên trong. Ai đến trước thì được khám trước, và cứ một người vừa xong thì người kế tiếp đã xuất hiện ngay. Với tư cách là một bác sĩ thực tập của khoa, mỗi ngày tôi chỉ được khám cho vài bệnh nhân. Nhưng giờ đây tôi phải tăng tốc để có thể khám cho hơn 100 bệnh nhân mỗi ngày. Có đủ thứ loại bệnh tật, từ vẹo cột sống và chấn thương vùng lưng cho đến bệnh tim mạch và cả bệnh tiểu đường.
Trong thời gian ở El Salvador có rất nhiều bệnh nhân đã khiến tôi phải mủi lòng, nhưng đáng nhớ nhất là cậu bé Miguel. Khoảng giữa buổi sáng ngày đầu tiên, một bà mẹ mang cậu con trai mới 6 tuổi đến khám. Vốn tiếng Tây Ban Nha của tôi ít ỏi nhưng với sự giúp đỡ của người thông dịch tôi cũng hiểu được rằng hệ miễn dịch của thằng bé rất yếu. Nó thường hay bị cảm lạnh, bị viêm xoang và viêm phế quản. Mẹ thằng bé rất lo lắng vì nó cứ bị ốm liên tục.
Sau khi khám cho thằng bé tôi phát hiện một đốt sống cổ của nó nằm không đúng chỗ. Tôi nắn lại xương và giải thích cho mẹ bé rằng chúng tôi chỉ ở đây 1 tuần mà bé thì cần phải được nắn xương thường xuyên mỗi ngày, nên bà mẹ đồng ý sẽ mang con lại vào buổi chiều hôm đó và mỗi ngày sau đó bà đều đến.
Ngày hôm sau, tôi luôn để mắt tìm thằng bé, nhưng phải sau bữa trưa nó mới đến, gương mặt rạng rỡ và rất vui khi được trở lại. Tôi kiểm tra lại và thấy đốt xương nằm sai vị trí có chuyển biến tốt hơn ngày hôm trước. Tôi lại tiếp tục điều chỉnh đốt xương cổ cho thằng bé và cảm thấy hạnh phúc vì công việc tiến triển rất tốt.
Ngày thứ ba, tôi lại cảm thấy phấn khích khi Miguel và mẹ của bé trở lại. Không chỉ có Miguel tươi cười mà lần này mẹ nó cũng cười thật tươi. Trông bà ấy có vẻ rất vui sướng và nói liến thoắng khiến người phiên dịch cho tôi phải khó khăn lắm mới theo kịp. Tuy biết rõ những căn bệnh mà Miguel phải chịu đựng nhưng tôi không hề biết đến những khó khăn khác của thằng bé. Người mẹ giải thích rằng thằng bé không nói được vì nó gặp vấn đề trong việc phát âm và không thể ghép nối các từ lại với nhau. Vì không thể giao tiếp được nên thằng bé luôn nhút nhát và khép kín. Và bà ấy rất vui khi bỗng nhiên khả năng giao tiếp của Miguel phát triển lên rất nhiều. Thằng bé bắt đầu nói chuyện như tất cả mọi đứa trẻ lên sáu khác. Nó có thể phát âm đúng và rõ ràng các câu chữ. Giờ đây Miguel có thể kể chuyện, diễn đạt ý nghĩ của mình, và trở lại là một đứa trẻ bình thường.
Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được Miguel và tuần lễ quý giá mà mình đã được làm việc tại El Salvador. Đó thực sự là một niềm vinh dự và một đặc ân khi được làm một thành viên trong đoàn. Mọi người đều chào đón tôi bằng những vòng tay ấm áp và tình cảm nồng hậu. Họ là những người tốt bụng và đáng yêu nhất mà tôi đã từng gặp. Khi rời khỏi nơi này tôi chẳng những mang theo những kỷ niệm đẹp mà còn mang theo cả một túi đầy quà mà những bệnh nhân đã tặng như một lời cảm ơn về những gì mà tôi đã làm cho họ. Mỗi khi nhớ đến Miguel tôi lại nghĩ rằng trong mỗi người chúng ta đều ẩn chứa điều kỳ diệu nào đó và nó chỉ chờ một ngày được ai đó khám phá.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
CHO MÁU
Một bé gái nhỏ bị bịnh nằm trong nhà thường có loại trạng máu hiếm bị hỗn loạn và rất cần sự cho máu nhưng không thể kiếm được loại máu cùng loại. Một phương sách sau cùng, đứa anh trai sáu tuổi được thử nghiệm máu thì cùng loại với bé gái, nó đã làm mọi người hầu như nhẹ nhõm. Cả hai mẹ của cậu bé và bác sĩ đặt cậu bé ngồi xuống và giải thích như thế nào họ muốn máu của cậu bé giúp em gái của cậu ta không bị chết.
Cậu bé chờ một vài phút rồi hỏi rằng nếu như cậu ta có thể nghĩ về điều đó.
Đó không phải phản ứng mà người mẹ và vị bác sĩ mong chờ nhưng họ đã đồng ý.
Ngày hôm sau cậu bé ngồi trước mặt vị bác sĩ với người mẹ của cậu và cậu đồng ý cho người em gái cái gì mà cô cần.
Nhân viên bịnh viện nhanh chóng hành động cho em cậu đang tái nhợt rất là nhanh.
Do vậy cậu bé có thể hiểu điều gì đang xảy ra, cậu được đặt nằm trên giường kế bên em gái và như thế việc truyền máu bắt đầu. Nhanh chóng, sắc thái và đời sống bắt đầu truyền vào cô bé và mọi người vô cùng vui mừng.
Cậu bé quay qua vị bác sĩ và thanh thản hỏi, "Bao lâu thì xong trước khi tôi chết?"
(Cậu bé đã tưởng rằng việc cho máu của cậu, là cho đời sống của chính cậu, đó là điều tại sao cậu cần một chút thời gian để suy nghĩ...."
Cổ Học Tinh Hoa - Cáo mượn oai hổ
Cáo mượn oai hổ
Bài này cũng như bài ngụ ngôn “Lừa đội lốt sư tử” cốt ý nói những kẻ thần hạ mượn quyền thế người trên để hống hách, doạ nạt người ta...
Vua Tuyên Vương làm vua nước Sở. Chiêu Hề Tuất chỉ là một người bầy tôi vua Tuyên Vương. Thế mà ai nghe thấy nói Chiêu Hề Tuất cũng phải kinh sợ. Vua lấy làm lạ, một hôm hỏi quần thần là vì cớ làm sao. Không ai trả lời nổi. Chỉ có Giang Nhất biết được thưa rằng:
“Con hổ hay bắt các giống thú để ăn thịt. Một hôm bắt được con cáo. Cáo bảo: Liệu đó! Chớ có động chạm đến ta mà chết ngay bây giờ. Ta là Trời sai xuống, cầm quyền coi hết cả bách thú. Người mà ăn thịt ta là người trái mệnh trời, hại đến thân ngay lập tức... Không tin thử để ta đi trước, ngươi theo hầu sau, xem có con thú nào trông thấy ta mà lại không sợ hãi tìm đường trốn cho mau không!”. Hổ cho cáo là nói thật, bèn theo cáo đi. Quả nhiên bách thú trông thấy đều sợ mà chạy cả. Hổ vẫn không biết rằng bách thú sợ mình mà chạy, cứ tưởng là sợ cáo. Nay nhà vua nước mạnh, quân nhiều mà vua giao cả quyền thế cho Chiêu Hề Tuất, người phương Bắc sợ Hề Tuất, nhưng kỳ thực là sợ vua cũng như bách thú sợ hổ vậy”.
Chiến Quốc Sách
Lời bàn:
Bài này cũng như bài ngụ ngôn “Lừa đội lốt sư tử” cốt ý nói những kẻ thần hạ mượn quyền thế người trên để hống hách, doạ nạt người ta. Nhưng nếu người ta không biết, thì người ta còn sợ, chứ khi “hổ mà thèm cỏ, lừa mà thò tai” thì chẳng những người ta đem lòng khinh bỉ, mà người ta còn làm cho đê nhục để cho bõ ghét.
Chuyện cười trong ngày
Một kiểu vào đề…
Đầu giờ toán, thầy giáo ra câu đố: “Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì gọi là gì?”.
- Thưa thầy là đạo nhạc ạ!
- Thế ăn cắp ý tưởng là gì?
- Là đạo ý tưởng ạ!
- Ăn cắp thơ gọi là gì?
- Là đạo thơ ạ!
- Vậy còn ăn cắp răng?
Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau…
- Các em mở sách, hôm nay chúng ta sẽ học…”đạo hàm”.
Đầu giờ toán, thầy giáo ra câu đố: “Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì gọi là gì?”.
- Thưa thầy là đạo nhạc ạ!
- Thế ăn cắp ý tưởng là gì?
- Là đạo ý tưởng ạ!
- Ăn cắp thơ gọi là gì?
- Là đạo thơ ạ!
- Vậy còn ăn cắp răng?
Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau…
- Các em mở sách, hôm nay chúng ta sẽ học…”đạo hàm”.
Tuesday, July 21, 2015
Chuyện ngắn - Cơ hội
Cơ hội
Hai mắt đẫm lệ, tôi nằm trên giường bệnh nhìn chăm chăm ra bầu trời tháng Mười lạnh giá. Hôm đó là ngày cưới của tôi - ngày mà tôi mong chờ từ rất lâu rồi. Đáng lẽ giờ này tôi đang bước vào lễ đường trong bộ váy trắng tinh của cô dâu.
Tôi quen với Yates được 6 năm, suốt thời trung học cho đến khi lên đại học. Chuyện tình của chúng tôi ai cũng biết, và đây là mối tình đầu của cả hai đứa. Nhưng rồi chúng tôi phát hiện ra cả hai đều có những giấc mơ của riêng mình và một phần cũng do còn quá.trẻ con và khờ dại, thế là chúng tôi chia tay nhau.
Trong suốt mười năm, tôi và Yates sống hai cuộc đời khác biệt, ở hai nơi khác biệt. Trải qua nhiều cuộc tình đổ vỡ và nhiều lỗi lầm trong cuộc sống, chúng tôi bỗng thấy cuộc đời mình thật trống rỗng. Rồi sau gần mười năm không tin tức, Yates đã liên lạc với tôi thông qua mẹ tôi. Chúng tôi gặp lại nhau để rồi nhận ra là hai đứa không thể sống thiếu nhau. Ba tháng sau, chúng tôi đính hôn.
Vào một ngày tháng Mười đẹp trời, chồng chưa cưới của tôi ngồi bên giường bệnh cầm lấy tay tôi vuốt ve, an ủi. Chúng tôi đã không thể cùng nhau bắt đầu một cuộc hành trình mới.
Hai ngày trước đó, số phận không may đã mang tôi vào bệnh viện với một chiếc xương chậu, một chiếc xương đòn và vài cái xương sườn bị gãy. Và sau đó là mất hàng giờ gọi điện thoại để hoãn lại tất cả những dịch vụ đặt trước, và để thông báo cho bạn bè và người thân. Mỗi lần nhớ lại cảnh chiếc xe tải, bất chấp cái biển báo dừng, chạy tông vào xe tôi, hất tung tôi ra vệ đường làm tôi bất tỉnh là tôi như muốn nổi điên
. Chúng tôi đã nghĩ đến việc tổ chức hôn lễ ngay trong nhà thờ của bệnh viện theo đề nghị của một mục sư, người đã lái xe gần 500 cây số đến để làm lễ cho chúng tôi. Nhưng tôi ao ước được chia sẻ ngày vui trọng đại này với những người thân và bạn bè của mình.
Tại sao lại là tôi chứ? Tôi đã làm gì để đáng bị như vậy?
Nhưng rồi không hiểu sao tôi cảm thấy những tấm thiếp mời, những kiểu trang trí tiệc mà tôi đã cất công chuẩn bị trước đây bỗng trở nên tầm thường. Sao tôi phải tốn hàng giờ đồng hồ miệt mài bên đống dây nhợ đủ màu sắc để chuẩn bị cho một việc hão huyền như vậy?
Hiện tại, điều quan trọng nhất là tôi còn được sống, có chồng chưa cưới ở bên cạnh và còn có cả một tương lai đang chờ đón. Giờ đây, đối với tôi, hôn nhân có một tầm quan trọng hoàn toàn khác. Chúng tôi đã trải qua những điều tồi tệ nhất trước khi cùng nhau trao lời thề hôn ước, đó chính là những thử thách của tình yêu mà chúng tôi phải vượt qua.
Bất chấp lời cảnh báo của bác sĩ, chỉ một tháng sau tôi đã có thể tự mình đi lại được. Tôi mang trong mình một nguồn sinh lực và mục đích sống hoàn toàn mới: tôi muốn tự mình đi vào lễ đường, làm lễ kết hôn với người đàn ông đã chăm sóc, an ủi tôi, giúp tôi vượt qua những cơn đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần trong suốt nhiều tuần qua.
Cuối cùng thì tôi và Yates cũng là của nhau. Ba tháng sau tai nạn, giờ tôi đang ngồi trong phòng cô dâu ở giáo đường thánh Mary, hồi hộp chờ đợi giây phút trọng đại của đời mình. Một trận mưa tầm tã, đầy sấm chớp trút xuống bên ngoài giáo đường. Tôi chợt mỉm cười, thầm nghĩ. Đến Thượng đế cũng cảm động đến rơi lệ và lên tiếng chúc mừng cho ngày cưới của chúng tôi.
Những vết sẹo trên người tôi là những minh chứng gợi nhắc cho tôi về sự mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi quả là may mắn. Nếu không có việc này xảy ra, có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết được rằng: không phải có một ngày cưới tuyệt vời là sẽ có một cuộc hôn nhân hoàn hảo, mà chính sức mạnh tình yêu của hai người sẽ làm cho mỗi một ngày đều là ngày tuyệt vời nhất.
Tri Kiến Giác Ngộ - Minh Triết Trong Đời Sống
Thiền Là Gì ?
Tia chớp loé sáng
Tia lửa phun ra
Trong một cái chớp mắt của bạn
Bạn bỏ cơ hội nhìn thấy chúng."
Câu truyện theo truyền thuyến đạo Hindu về một con cá hỏi con cá kia: "Tôi luôn luôn từng nghe nói về biển cả, nhưng nó là gì? nó ở đâu?"
Con cá kia trả lời: "bạn sống, bạn di chuyển, và sự hiện hữu của bạn là biển. Biển ở trong bạn và không trong bạn, bạn làm lên biển, và bạn sẽ kết thúc trong biển. Biển chung quanh bạn như là bạn, là sự hiện hữu của chính bạn."
Do đó câu trả lời chính xác cho câu hỏi "Thiền là gì?" Thì là câu trả lời bạn tự kiếm được
Cổ Học Tinh Hoa - Đáng sợ gì hơn cả
Đáng sợ gì hơn cả
Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy.
Tại lầu sách nhà kia có con hồ tinh(1) không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện. Chuyện nói rất lý thú, ai nghe cũng phải phục.
Một hôm, tân khách(2) họp đông, họ mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì thì phải nói, mà nói vô lý thì phải phạt rượu”.
Bấy giờ, cử toạ(3) lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người lễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng...
Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: ta chỉ sợ hồ tinh.
Ai nấy đều cười, bảo rằng: “Người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu”.
Hồ tinh cười nói: “Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại đồng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ. Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng, người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn. Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào mà chẳng sợ hồ?”
Cử toạ đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.
Lời bàn:
Loài yếu sợ loài khoẻ, kẻ dại sợ kẻ khôn như chó sợ hùm, mường mọi sợ người văn minh hoặc vẫn có. Nhưng cái sợ ấy là cái sợ hoạ hoằn. Chớ cái sợ kẻ đồng loại, người đồng nghiệp mới là cái sợ thường có luôn, cái sợ thực đáng sợ luôn vậy. Người phải sợ người hơn là sợ hùm beo, sư tử, người đồng loại, kẻ đồng nghiệp sợ lẫn nhau hơn là sợ người ngoài? Tại sao? Tại chỉ có cùng nhau một loài, cùng nhau một nghề mới phải cạnh tranh đá chọi lẫn nhau. Mà đã cạnh tranh nhau, tất hay dòm dỏ nhau, tìm cách hại lẫn nhau để cầu lợi cho mình, thậm chí tàn sát nhau đến chôn sống hàng vạn quân, giết chết hàng triệu người mà vẫn không chán. Thảm thương thay! Người lại hại người!
--------------------
(1) Hồ tinh: Tục truyền giống hồ sống nghìn năm thành hồ tinh hay quấy nhiễu người.
(2) Tân khách: chỉ gồm những người đến thăm nom vui chơi với chủ. Nói tách ra là quý khách và khách thường
(3) Cử toạ: tất cả bao nhiêu người cùng ngồi một chỗ
Subscribe to:
Posts (Atom)